| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 10/10/2013 , 10:11 (GMT+7)

10:11 - 10/10/2013

Khai sinh và khai tử

Sau nhiều lần trì hoãn, rốt cuộc thì ngành công thương Hà Nội cũng công bố cụ thể danh tính 12 cây xăng sẽ bị “khai tử”...

Sau nhiều lần trì hoãn, rốt cuộc thì ngành công thương Hà Nội cũng công bố cụ thể danh tính 12 cây xăng sẽ bị “khai tử” (tức thu hồi giấy phép kinh doanh - GPKD) kể từ ngày 1/11/2013 do không đảm bảo phòng cháy, an toàn giao thông trong khu vực nội đô.

Đương nhiên, vẫn có những ý kiến kêu ca từ những đơn vị có cây xăng “tử”, nhưng nhìn chung đông đảo dư luận đều cho đây là một quyết định đúng đắn nhất là sau sự cố hồi đầu tháng 6/2013 khi cây xăng ở số 2B Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đã xảy ra cháy lớn khiến nhiều người dân Thủ đô lo lắng vì đang phải chung sống với "tử thần" từ những cây xăng nằm sát khu dân cư.


Sự cố cây xăng ở số 2B Trần Hưng Đạo (Hà Nội) xảy ra cháy lớn hồi tháng 6/2013

Lẽ thường tình ở đời có “sinh” thì có “tử”, dẫu chẳng ai muốn thì đây cũng là việc không thể không làm, bởi những sự việc khi đã hết vai trò lịch sử của nó, thậm chí cản trở phát triển thì việc “khai tử” chính là để dọn dẹp và giải phóng những bất cập.

Tuy vậy, trên thực tế mọi việc không đơn giản như thế, trong một số trường hợp việc “khai sinh” dễ dàng bao nhiêu thì việc “khai tử” lại rối rắm, phức tạp bấy nhiêu. Không nói đâu xa xôi, hiện chúng ta đang có rất nhiều lĩnh vực bất cập ví như những dự án xây dựng có tốc độ rùa, chậm tiến độ, rồi hệ thống những văn bản pháp luật đã hết hiệu lực cần lắm một từ “khai tử” để đỡ gây ách tắc, phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp. Nhưng vì nhiều cản trở khác nhau, thậm chí thái độ chây ỳ, chống đối của một bộ phận đã khiến cho việc “khai tử” chẳng dễ dàng gì.

Tuy nhiên, cũng có những vấn đề người ta muốn “khai tử” lắm nhưng không thể làm được bởi lý do hoàn toàn khách quan. Đó là câu chuyện dài về những DN đã chết nhưng vẫn không được “chôn” vì thủ tục rối rắm! Theo thống kê, sau 9 năm thi hành Luật Phá sản năm 2004, có tới hơn 50 ngàn đơn vị trên thực tế đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng tổng số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản được tòa án thụ lý chỉ là 336, mà trong đó vỏn vẹn có 83 trường hợp được tòa án tuyên phá sản, 153 vụ việc dù đã mở thủ tục phá sản, nhưng chưa ra được quyết định tuyên bố phá sản. Vì sao vậy?

Đáp án thật đơn giản và bất ngờ: Luật Phá sản 2004 đang có hiệu lực hiện nay “không giải quyết việc phá sản DN”. Đơn cử như việc thanh lý tài sản. Theo luật hàng loạt yêu cầu phải tiến hành trước khi có thể tuyên bố phá sản, nào là xác định chủ nợ, số nợ, số tài sản còn lại. Rồi sau khi thanh lý xong hết, chia xong hết, mới đến thủ tục phá sản… nhưng mỗi nơi, mỗi cơ quan làm mỗi phách, không đồng bộ nên có những DN đã phá sản vài năm trời vẫn bị “treo” không được chết!

Đương nhiên, trong cuộc sống cũng như kinh doanh hai chữ “khai tử” luôn là điều cấm kỵ chẳng ai mong muốn. Nhưng với những trường hợp này thì đây là giải pháp duy nhất đúng…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm