| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương triển khai vụ đông xuân

Thứ Sáu 29/01/2021 , 16:23 (GMT+7)

Các địa phương ĐBSH cần tuân thủ lịch thời vụ mà Bộ NN-PTNT đề ra, tập trung gieo mạ xung quanh lập xuân, cấy tập trung trong tháng 2/2021 (sau Tết Tân Sửu).

Ngày 29/1, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã kiểm tra công tác lấy nước đổ ải đợt 2 và công tác chuẩn bị gieo cấy vụ đông xuân 2020 – 2021 tại một số địa phương vùng ĐBSH.

Tại tỉnh Hà Nam, hiện diện tích đã lấy được nước đổ ải chuẩn bị gieo cấy vụ đông xuân 2020 – 2021 toàn tỉnh ước đạt gần 25 nghìn ha. Trong đó, diện tích đã lấy đủ nước trên 24 nghìn ha, đạt gần 80% kế hoạch. Diện tích bừa ngả đạt gần 20 nghìn ha, đạt khoảng 70% tổng diện tích gieo cấy.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (giữa) kiểm tra công tác phòng chống rét cho mạ tại huyện Kim Bảng (Hà Nam). Ảnh: Lê Bền

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (giữa) kiểm tra công tác phòng chống rét cho mạ tại huyện Kim Bảng (Hà Nam). Ảnh: Lê Bền

Tại huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), hiện nông dân đang khẩn trương thu hoạch các diện tích rau vụ đông để giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ đông xuân. Hiện công tác làm đất, chuẩn bị sản xuất đang tiếp tục được khẩn trương thực hiện. Các diện tích mạ được nông dân gieo tập trung thành khu vực, che phủ ni-lon...

Nông dân đã tập trung tranh thủ gieo mạ trong vòng 5-7 ngày gần đây khi thời tiết nắng ấm nên mạ phát triển rất thuận lợi. Hiện các đơn vị thủy nông cũng đang tập trung lấy nước đợt 2 (từ 26/1 - 2/2), phấn đấu cơ bản lấy nước làm đất vụ xuân xong trước Tết Nguyên đán.

Tại huyện Kim Bảng, việc lấy nước đổ ải của huyện này dựa chủ yếu thông qua 2 trạm bơm: Một là Trạm bơm Giáp Ba (lấy nước từ sông Nhuệ) phục vụ cho khoảng 3.000 ha gieo cấy của 13 xã trong huyện. Bên cạnh đó, Trạm bơm Tân Sơn lấy nước từ sông Đáy phục vụ gieo cấy cho khoảng 5 xã trong huyện.

Nông dân xã Nguyễn Uý (Kim Bảng, Hà Nam) chăm sóc mạ, chuẩn bị cấy vụ đông xuân. Ảnh: Lê Bền

Nông dân xã Nguyễn Uý (Kim Bảng, Hà Nam) chăm sóc mạ, chuẩn bị cấy vụ đông xuân. Ảnh: Lê Bền

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nam cho biết: Những vụ đông xuân trước đây, việc lấy nước từ hệ thống sông Nhuệ và sông Đáy của huyện Kim Bảng thường gặp rất nhiều khó khăn do cốt nước sông Nhuệ, sông Đáy thấp. Đặc biệt, đây là hệ thống sông bị ô nhiễm rất nghiêm trọng nên nguồn nước bơm lên đồng ruộng thường gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất…

Năm nay, trong đợt lấy nước đợt 1 (từ ngày 12 – 15/1/2020), các đơn vị vận hành thủy nông của huyện Kim Bảng đã chủ động lấy nước vào hệ thống kênh mương để thau rửa. Bên cạnh đó, hệ thống nước sông Đáy, sông Nhuệ cũng đã bớt ô nhiễm hơn sau lấy nước đợt 1. Vì vậy hiện các địa phương trong huyện Kim Bảng đang triển khai lấy nước khá thuận lợi, nguồn nước lấy lên đồng ruộng tương đối trong và sạch.

Kiểm tra công tác lấy nước đổ ải đợt 2 và công tác chuẩn bị gieo cấy vụ đông xuân 2020 – 2021 tại tỉnh Hà Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao sự chủ động, công tác chuẩn bị và triển khai lấy nước được thực hiện đảm bảo tiến độ.

Công tác làm đất đang được nông dân các tỉnh ĐBSH khẩn trương triển khai. Ảnh: Lê Bền

Công tác làm đất đang được nông dân các tỉnh ĐBSH khẩn trương triển khai. Ảnh: Lê Bền

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị tỉnh Hà Nam cũng như các tỉnh vùng ĐBSH bên cạnh việc triển khai lấy đủ nước phục vụ gieo cấy trong đợt 2, cần tranh thủ tích trữ nước tối đa vào hệ thống kênh mương, ao hồ chứa, hạn chế tối thiểu lãng phí. Bên cạnh đó, đặc biệt chú trọng bảo vệ các diện tích mạ vừa gieo, nhất là khuyến cáo, giám sát bà con nông dân thực hiện che phủ ni-lon cho mạ đúng kỹ thuật để phòng chống rét khi có rét đậm, rét hại.

Về lịch thời vụ, các địa phương cần tuân thủ đúng lịch thời vụ mà Bộ NN-PTNT đã đề ra, đó là tập trung gieo mạ xung quanh lập xuân, cấy tập trung trong tháng 2/2021 (sau Tết Tân Sửu). Các địa phương cần đẩy mạnh tối đa diện tích cấy (nhất là khuyến khích cấy mạ non), hạn chế gieo sạ…

Vụ đông thắng lớn

Theo Sở NN-PTNT Hà Nam, tổng diện tích cây rau màu vụ đông gieo trồng toàn tỉnh năm nay đạt gần 11.400 ha, vượt kế hoạch đề ra. Hiện nay cây rau màu vụ Đông đã thu hoạch cơ bản xong đạt 99,8% diện tích(huyện Thanh Liêm còn 15ha cây khoai tây chưa thu hoạch).

Nông dân huyện Kim Bảng (Hà Nam) cho biết vụ đông năm nay giá các loại rau màu ở mức cao hơn từ 20-30% so với năm trước. (Trong ảnh: Nông dân xã Nguyễn Úy, huyện Kim Bảng đã triển khai xuống giống rau vụ xuân 2021). Ảnh: Lê Bền

Nông dân huyện Kim Bảng (Hà Nam) cho biết vụ đông năm nay giá các loại rau màu ở mức cao hơn từ 20-30% so với năm trước. (Trong ảnh: Nông dân xã Nguyễn Úy, huyện Kim Bảng đã triển khai xuống giống rau vụ xuân 2021). Ảnh: Lê Bền

Vụ đông năm nay, bên cạnh diện tích gieo trồng vượt kế hoạch đề ra, giá rau màu vụ đông cũng rất cao, nông dân rất phấn khởi.

Điển hình các cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Cây dưa xuất khẩu, dưa thương phẩm có giá bán 10.000-12.000đ/kg, điển hình đã có hộ trồng dưa vụ đông thu được 140-150 triệu đồng. Cây bí đỏ, bí xanh với giá bán bình quân từ 6.000-10.000đ/kg cao hơn 3000-5000đ/kg so năm trước.

Cây ngô ngọt, ngô nếp với giá bán từ  8.000 - 15.000đ/kg; các loại rau khác như cây bắp cải, xu hào... đều có giá cao và ổn định đã mang lại giá trị thu nhập, hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Đây chính là động lực để thúc đẩy nông dân duy trì và phát triển cây trồng vụ đông trong những năm tiếp theo…

  • Tags:
Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất