| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 13/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 13/05/2015

Khi bao thư không dùng gửi thư

Khi phong bì không dùng để gửi thư là một việc rất đáng lo và đáng buồn. Mà nói trắng ra, ấy là nạn tham nhũng, hối lộ.

Trong khảo sát mới đây của Thanh tra Chính phủ cùng với Ngân hàng Thế giới (World Bank), trước câu hỏi “Doanh nghiệp hành động gì khi gặp vướng mắc với cơ quan nhà nước?”, thì có tới hơn một nửa trả lời là dùng mối quan hệ để tác động - kèm theo đó là phong bì, quà cáp để “giải quyết cho được việc”.

Đáng chú ý đến 2/3 tổng số doanh nghiệp cho rằng họ đã “chủ động” bởi không có những “yếu tố” này thì việc sẽ hỏng!

Rõ ràng, trong những trường hợp này doanh nghiệp đã kiêm luôn cả 2 vai: nạn nhân và thủ phạm của tham nhũng.

Chả cứ doanh nghiệp. Vì nạn tham nhũng, hối lộ bây giờ đã là sự phổ biến. Việc ai đấy có công việc mà muốn công việc “chạy” hơn, công việc lại có liên quan tới tổ chức nhà nước mà không đưa “phong bì có ruột” thì nay đã trở thành sự hài hước. Nó lan cả đến trường học, bệnh viện...

Cho dù không ít cơ quan công quyền đã có qui định và viết biển hiệu hẳn hoi tại các trụ sở giao dịch ngăn cấm chuyện “bồi dưỡng”, thậm chí có những ngành nhạy cảm ra hẳn tuyên ngôn, chính sách và lời thề thì chuyện bồi dưỡng, phong bì vẫn cứ diễn ra ngay dưới mỗi câu khẩu hiệu, bảng chính sách hay lời cam kết được đề ra.

Thậm chí, đôi khi vỡ chuyện, người ta còn biện ra một lý do là xong việc được cảm ơn thì không nỡ từ chối và khi dân đã tự nguyện đưa thì không thể xem đó là vi phạm, là tội.

Nguyên ủy, phong bì hay bao thư dùng làm phương tiện để bảo vệ và bảo mật cho thư (thường phong bì được dán kín) và còn có chức năng vận chuyển. Trên mặt phong bì thường có ghi tên người gửi, người nhận và có đóng dấu của bưu điện.

Ngày nay thuật ngữ phong bì đôi khi còn hiểu theo nghĩa rộng, chẳng hạn từ "phong bì" trong tiếng Việt còn dùng để chỉ về một món quà có tính cách tiêu cực dùng để hối lộ, đút lót hay mua chuộc...

Phong bì và thứ chứa trong phong bì ngày nay dĩ nhiên là tiền mặt, tiền “bẩn”, có tác dụng “bôi trơn”, làm cho những hoạt động liên quan tới cơ quan công quyền, hoạt động của các cá nhân, tổ chức được nhanh và hiệu quả hơn.

Bây giờ, khi dịch vụ điện thoại, internet trở nên phổ biến, phong bì gần như đã mất đi tính năng mang thư, chứa những lời nhắn nhủ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm