| Hotline: 0983.970.780

Khổ qua thành... khổ quá!

Thứ Năm 29/03/2012 , 14:37 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, người trồng khổ qua ở Bình Định trở tay không kịp vì giá khổ qua liên tục rớt giá thảm hại.

Khổ qua được đóng thùng để cung ứng cho thị trường Đà Nẵng

Từ đầu năm đến nay, người trồng khổ qua ở Bình Định trở tay không kịp vì giá khổ qua liên tục rớt giá thảm hại. Hiện nay, người trồng khổ qua ở tỉnh này vừa làm vừa “run” vì không biết trong thời gian tới giá cả của nó có còn tuột thêm nữa không.

Xã Phước Hiệp (Tuy Phước-Bình Định) là địa phương có phong trào trồng rau màu rất mạnh, trong đó khổ qua là loại cây trồng chủ lực với hàng trăm hộ tham gia. Nông dân ở đây người không có đất màu cũng đi thuê đất với giá rất cao để trồng khổ qua, bởi nếu được giá, thu nhập từ loại cây trồng này cao gấp nhiều lần so với cây lúa. Trồng khổ qua phủ bạt (giống như trồng dưa hấu) vừa tiết kiệm được nước tưới, vừa lưu giữ được lâu lượng phân bón tại gốc và ít bị sâu bệnh tấn công gây hại nên có độ an toàn cao. Nông dân Lê Ngọc Anh ở đội 2, thôn Lộc Chánh, xã Phước Hiệp vừa giăng dây ni lon cắm choái cho vụ trồng mới vừa cho biết: “Gia đình tui làm 3 sào khổ qua, trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, 1 kg khổ qua bán được 12.000đ. Thu hoạch trọn vụ tui “bỏ túi” được 40 triệu, ngon ơ. Nếu suôn sẻ, cây khổ qua không bị sâu bệnh gây hại, giá cả ổn định, mỗi năm thu 2 vụ thì không làm cây gì cho bằng. Còn bây giờ, vợ chồng tui vừa xuống giống vừa run vì khổ qua đang đứng ở giá rất thấp, chỉ có 3.000đ/kg”.

Theo tính toán của anh Lê Ngọc Anh, mỗi sào đất phải chi phí 500.000đ tiền giống, 300.000đ tiền mua bạt, 600.000đ tiền lưới (15 kg), 4 triệu đồng tiền phân/vụ (cả phân bón lót). Đó là chưa kể đến chi phí tiền mua cây làm choái, công làm đất và thuốc BVTV. Với năng suất 2 tấn khổ qua/sào và với cái giá 3.000đ/kg như hiện nay, sau khi trừ mọi chi phí người trồng khổ qua chỉ lãi được chút ít hoặc vừa đủ vốn.

Chị Hai (vợ anh Anh) góp chuyện: “Từ Tết đến nay giá khổ qua liên tục giảm mạnh, từ 12.000đ-14.000đ/kg xuống còn 6.000đ/kg. Người trồng khổ qua chưa hết tá hỏa thì lại tiếp tục giảm còn 4.000đ, thậm chí có lúc tuột chỉ còn 2.500đ/kg, bây giờ nhích lên được 3.000đ. Người làm nông thì phải làm quanh năm chứ lẽ nào để đất không, cũng không thể chờ giá tăng cao mới trồng. Bữa nay xuống giống mà vợ chồng tui luôn miệng cầu nguyện cho lúc thu hoạch giá khổ qua tăng cao trở lại”.

Những người đã có thâm niên 9-10 năm trồng khổ qua như vợ chồng anh Lê Ngọc Anh, được “trúng” nhiều vụ rồi thì giờ có “thua” cũng cam đành, chứ như trường hợp chị Nguyễn Thị Nở ở thôn Đại Lễ (Phước Hiệp) mới “chân ướt chân ráo” vào nghề đã phải đối mặt với cái giá khổ qua thấp tịt thì không khỏi lo lắng. Chị Nở đứng cuốc cỏ giữa những vồng khổ qua vừa xuống giống với gương mặt buồn thiu, than thở: “Tui vừa thuê lại 3,5 sào đất của những hộ nông dân có lao động đi làm hết ở khu công nghiệp để trồng khổ qua với giá 1,2 triệu đồng/sào/năm, với diện tích này tui làm được 7 vồng khổ qua. Chưa chi đã chi phí hết 3 cây rưỡi bạt nhựa hơn 800.000đ, mua hàng trăm cây trảy làm chóai, mỗi cây 5.000đ, 35 bì giống mỗi bì 47.000đ, vị chi hết hơn 1,6 triệu đồng nữa. Tính thêm phân bón, công làm đất tiền chi phí đầu tư lên đến 4-5 triệu đồng. Với cái giá khổ qua hiện nay chắc lời lãi không đủ chi phí tiền phân”.

Tại điểm thu mua của chị Ba ở xã Phước Hiệp, chúng tôi nhìn thấy nhân công đang đóng những trái khổ qua vào những chiếc thùng giấy với không khí làm ăn rất uể oải. Hàng ngày, chị Ba thu mua của nông dân và cung ứng ra thị trường Đà Nẵng hàng trăm thùng khổ qua. Thế nhưng mặt hàng này hiện đang rất “đứng”, nhiều khi hàng vừa chở ra đến nơi đã phải chịu cái gía hạ hơn. Làm ăn thua lỗ liên tục. Chị Ba than thở về “bi cảnh” của trái khổ qua hiện nay: “Người trồng khổ qua...khổ đã đành, mua bán như tụi tui cũng khổ lây. Bây giờ tiếp tục đóng hàng gửi đi để giữ mối lái chứ chẳng lời lãi gì, thậm chí nhiều chuyến lỗ chỏng chân”.

Box: “Xã Phước Hiệp có 8 thôn thì thôn nào cũng có nông dân trồng khổ qua. Trồng nhiều diện tích nhất là thôn Tú Thủy, lúc đắt hàng, mỗi ngày có đến hàng chục đầu nậu tập trung về thu mua, lúc hàng ế như hiện nay thì vắng teo. Cây khổ qua là cây trồng chủ lực trong chuyển đổi cơ cấy cây trồng của xã, bây giờ giá tuột thấp, người trồng đang gặp rất nhiều khó khăn”, ông Lê Văn Nhựt-Phó chủ tịch UBND xã Phước Hiệp.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm