| Hotline: 0983.970.780

Khởi công xây dựng trạm kiểm lâm bị san phẳng trong thảm họa Rào Trăng

Thứ Sáu 17/03/2023 , 19:21 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân đã được đầu tư xây dựng sau gần 2,5 năm kể từ khi xảy ra thảm họa Rào Trăng làm Trạm bị san phẳng.

Chỗ ăn uống, nghỉ ngơi tạm bợ của các nhân viên quản lý bảo vệ rừng Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân hiện nay. Ảnh: CĐ.

Chỗ ăn uống, nghỉ ngơi tạm bợ của các nhân viên quản lý bảo vệ rừng Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân hiện nay. Ảnh: CĐ.

Ngày 17/3 thông tin từ Ban quản lý rừng phòng hộ sông Bồ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, đã khởi công xây dựng Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân.

Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phê phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 15/10/2021 tại Quyết định số 2617/QĐ-UBND và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 1/11/2022.

Theo đó, Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân (trước đây gọi là Trạm kiểm lâm 67) có quy mô xây dựng 1 tầng, mái lợp tôn; sân có diện tích (3,0x10,7m) và đường từ trục chính vào nhà trạm có chiều dài 65,4m (nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m), kết cấu bằng bên tông xi măng.

Trạm có tổng mức đầu tư 997.672.000 đồng, từ nguồn kinh phí tiết kiệm được trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020.

Địa điểm xây dựng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền. Diện tích đất sử dụng sau điều chỉnh 353,1m2.

Dự kiến, Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng sau 1 năm kể từ ngày khởi công.

Việc đầu tư xây dựng Trạm quản lý bảo vệ Phong Xuân là niềm mong mỏi lâu nay của cán bộ, nhân viên đơn vị này. Ảnh: CĐ.

Việc đầu tư xây dựng Trạm quản lý bảo vệ Phong Xuân là niềm mong mỏi lâu nay của cán bộ, nhân viên đơn vị này. Ảnh: CĐ.

Theo ông Trần Hậu, Trạm trưởng quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ gần 3.200 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Bồ, thuộc lưu vực các thủy điện Rào Trăng 3, 4 và thủy điện Hương Điền.

Hiện Trạm được biên chế 4 nhân viên quản lý bảo vệ rừng chuyên trách, và 2 hợp đồng thời vụ vào mùa cao điểm nắng nóng để thực hiệm nhiệm vụ quản lý bảo vệ  đối với diện tích rừng trên.

Kể từ sau thảm họa Rào Trăng vào năm 2020, do nguồn kinh phí hạn hẹp, Ban quản lý rừng phòng hộ sông Bồ đã tận dụng các vật liệu sẵn có để xây dựng tạm ngôi nhà làm nơi ăn ở, nghỉ ngơi cho các các nhân viên bảo vệ rừng thuộc đơn vị.

Trước đó, vào khuya 11/10/2020, sạt lở đất đã vùi lấp 17 công nhân thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.

Đoàn công tác gồm 21 cán bộ, chiến sĩ do thiếu tướng Nguyễn Văn Man dẫn đầu, đi kiểm tra tình hình và tìm phương án cứu nạn.

Khi dừng chân nghỉ ngơi qua đêm ở Trạm kiểm lâm 67 (Trạm quản lý bảo vệ rừng Phong Xuân), núi đất đá sạt lở trùm lên trạm làm 13 liệt sĩ hi sinh.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bản văn hóa 4.0 chuyển mình với những 'dự án 0 đồng'

Bản văn hóa Nà Sự, xã Chà Nưa có gần 140 hộ dân người dân tộc Thái cùng sinh sống và có nét đặc trưng văn hóa, phong tục độc đáo.