Trồng 25.000 cây xanh tại khu vực xảy ra thảm họa Rào Trăng 3. Xuất khẩu cá ngừ sang Anh phục hồi trở lại. Lưu trữ hồ sơ mua bán mật ong thô tối thiểu 3 năm. Giá tiêu mất 7.000 đồng/kg trong tháng 10.
Ngày 1/11, tại tiểu khu 67 thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban quản lý rừng phòng hộ sông Bồ phối hợp với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tổ chức lễ phát động chương trình trồng cây xanh với chủ đề “C.P Việt Nam vì một Việt Nam xanh 2021-2025”. Tại lễ phát động, đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng cán bộ, nhân viên Tập đoàn Charoen Pokphand (Che ri on póc phừn) Thái Lan đã đồng loạt tiến hành trồng 2.000 cây xanh bản địa các loại tại tiểu khu 67 - nơi từng xảy ra thảm họaRào Trăng 3 cách đây hơn 3 năm. Qua khảo sát và tìm hiểu, các bên liên quan đã quyết định tiến hành trồng và chăm sóc rừng theo hướng bền vững tại Khoảnh 4 của tiểu khu với diện tích 30 hecta, tương ứng với 25.000 cây rừng thuộc các loại Huỷnh, Gáo Vàng và Re Gừng – là hững loại cây gỗ lâu năm, có khả năng giữ đất và chống sạt lở cao. Dự án trồng rừng sẽ hoàn thành trong tháng 12 năm nay, với thời gian chăm sóc là 6 năm.
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ SANG ANH PHỤC HỒI TRỞ LẠI
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam – VASEP, sau nhiều tháng sụt giảm liên tiếp, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã phục hồi trở lại trong tháng 9 vừa qua với mức tăng 162% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này vẫn không đủ bù đắp cho lượng sụt giảm trước đó, nên kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm vẫn giảm 28% so với cùng kỳ, đạt gần 3,4 triệu USD.Kể từ năm 2021 đến nay, tác động của lạm phát và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến giá trị xuất khẩu cá ngừ sang xứ sở sương mù không ổn định và có xu hướng sụt giảm. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh năm 2021 chỉ đạt gần 9,3 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020.
LƯU TRỮ HỒ SƠ MUA BÁN MẬT ONG THÔ TỐI THIỂU 3 NĂM
Bộ NN-PTNT vừa ban hành Thông tư quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong.Thông tư nêu rõ, cơ sở nuôi ong, thu mua và chế biến mật ong chỉ được khai thác mật ong sử dụng để làm thực phẩm khi tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc.Cùng với đó phải lập sổ nhật ký nuôi ong theo dõi, ghi chép tình hình dịch bệnh ong; sử dụng thuốc phòng, trị bệnh cho ong, sử dụng thức ăn trong nuôi ong; tình hình khai khác và cung cấp mật ong cho các cơ sở thu mua, cơ sở chế biến mật ong. Đối với cơ sở thu mua mật ong, phải tổ chức thực hiện đầy đủ và duy trì thường xuyên điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình thu mua và buôn bán mật ong thô; Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ về quản lý chất lượng, ATTP; hồ sơ buôn bán mật ong thô, thời gian lưu giữ tối thiểu là 03 năm. LÀM 2 BẢNG: Đối với cơ sở nuôi ong, thu mua mật ong phải giám sát việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.Đối với cơ sở chế biến mật ong, việc kiểm tra thông qua hoạt động kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận điều kiện VSTY. Việc giám sát điều kiện VSTY thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 của Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022.
GIÁ TIÊU MẤT 7.000 ĐỒNG/KG TRONG THÁNG 10
Giá tiêu ngày 1/11 tại thị trường trong nước được thu mua ở mức 56.000 - 59.000 đồng/kg. Tổng kết tháng 10, giá hồ tiêu nội địa đã giảm tới 7.000 đồng/kg.Giá tiêu thế giới tiếp tục biến động theo xu hướng giảm. Áp lực lạm phát tăng cao tại các nước và nhu cầu thấp do chính sách Zero Covid của Trung Quốc là những nguyên chính khiến giá tiêu giảm mạnh trong thời gian qua.Tại Indonesia, giá tiêu đen ở mức 3.824 USD/tấn, giảm 6,3% so với một tháng trước. Trong khi đó, giá tiêu đen Brazil giảm 10,2%, xuống còn 2.650 USD/tấn.