| Hotline: 0983.970.780

CP. Việt Nam trồng cây xanh bản địa tại khu vực Rào Trăng 3

Thứ Ba 01/11/2022 , 18:23 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ 25.000 cây rừng bản địa thuộc các loại huỷnh, gáo vàng và re gừng sẽ được trồng tại tiểu khu 67, nơi từng xảy ra thảm họa Rào Trăng 3 cách đây ba năm.

Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế và Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam tham gia lễ phát động chương trình trồng rừng với chủ đề 'CP. Việt Nam vì một Việt Nam xanh 2021-2025'. Ảnh: Công Điền.

Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế và Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam tham gia lễ phát động chương trình trồng rừng với chủ đề “CP. Việt Nam vì một Việt Nam xanh 2021-2025”. Ảnh: Công Điền.

Ngày 1/11, tại tiểu khu 67 thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế), BQL rừng phòng hộ sông Bồ phối hợp với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng với chủ đề  “CP. Việt Nam vì một Việt Nam xanh 2021-2025”.

Đây là hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi chương trình trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 và mục tiêu trồng 20 triệu cây xanh của Tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan.

Tại lễ phát động, đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế và cùng cán bộ, nhân viên Công ty CPV (Tập đoàn Charoen Pokphand  Thái Lan) đã đồng loạt tiến hành trồng 2.000 cây bản địa các loại, gồm gáo vàng, re rừng, huỷnh tại tiểu khu 67, thuộc lâm phận của BQL Rừng phòng hộ sông Bồ quản lý.

Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế trồng cây tại lễ phát động. Ảnh: Công Điền.

Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế trồng cây tại lễ phát động. Ảnh: Công Điền.

Công ty CPV là doanh nghiệp có nhà máy chế biến thủy sản và một số trang trại nuôi tôm hoạt động nuôi trồng, sản xuất kinh doanh tại Thừa Thiên - Huế. Đây cũng là một trong những tỉnh nằm trong dự án trồng rừng bền vững của Công ty CPV với chủ đề: “Vì một Việt Nam xanh 2021-2025”, mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến doanh nghiệp vì môi trường bền vững.  

Qua khảo sát và tìm hiểu, các bên liên quan đã quyết định tiến hành trồng và chăm sóc rừng theo hướng bền vững tại khoảnh 4, Tiểu khu 67, với diện tích 30ha, tương ứng với 25.000 cây xanh thuộc các loại huỷnh, gáo vàng và re gừng.  

Cán bộ, nhân viên Công ty CP. Việt Nam tham gia trồng cây tại khu vực Rào Trăng 3. Ảnh: Công Điền.

Cán bộ, nhân viên Công ty CP. Việt Nam tham gia trồng cây tại khu vực Rào Trăng 3. Ảnh: Công Điền.

Những giống cây rừng trên đều thuộc loại cây gỗ lâu năm, có khả năng giữ đất và chống sạt lở cao. Dự án trồng rừng sẽ hoàn thành trong tháng 12/2022, với thời gian chăm sóc là 6 năm 2022-2027.

Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có tổng diện tích hơn 300.000ha đất có rừng theo công bố hiện trạng năm 2021. Tuy nhiên, diện tích rừng  trên địa bàn ngày càng giảm do ảnh thiên tai, hoả hoạn cháy rừng và lấn chiếm của người dân...

Trước tình hình trên, thời gian quan tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang triển khai nhiều biện pháp để phòng ngừa, khôi phục rừng thông qua việc trồng mới, trồng bổ sung diện tích rừng theo hướng bền vững.

Khoảng 2.000 cây xanh đã được đồng loạt trồng ngay sau lễ phát động. Ảnh: Công Điền.

Khoảng 2.000 cây xanh đã được đồng loạt trồng ngay sau lễ phát động. Ảnh: Công Điền.

Việc đẩy mạnh thực hiện các dự án trồng rừng theo hướng bền vững của  tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua,  không chỉ góp phần giảm thiểu khí thải, khí nhà kính bảo vệ môi trường mà còn nâng cao được nhận thức cộng đồng người dân trong công tác quản lý bảo và phát triển rừng bền vững.

Thông qua đó, tạo việc làm và sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân trong quá trình trồng và chăm sóc rừng, góp phần phục hồi sinh thái, giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.                                          

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.