| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án bảo vệ động vật hoang dã trị giá 15 triệu USD

Thứ Hai 13/06/2022 , 17:40 (GMT+7)

Chiều 13/6, Dự án 'Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp' do Bộ NN-PTNT phối hợp với USAID và WWF chính thức được khởi động và thực hiện trong 5 năm.

Dự án 'Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp' được khởi động chiều 13/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Dự án "Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp" được khởi động chiều 13/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Dự án mang tên “Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp” được thực hiện trong 5 năm với kinh phí 15 triệu USD nhằm mục tiêu tăng cường năng lực lãnh đạo của Việt Nam trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã.

Mục tiêu của dự án là thúc đẩy cam kết của các lãnh đạo cấp trung ương và địa phương, cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.

Thể hiện cam kết cao nhất

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: “Trong thời gian qua, cùng với những nỗ lực của Chính phủ trong đấu tranh, ngăn chặn tội phạm về động vật hoang dã, Việt Nam cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, hợp tác có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó có Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)”.

Khẳng định các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xem tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái pháp luật mẫu vật động vật hoang dã là một trong những thách thức đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói thêm Việt Nam đã và đang tham gia tích cực và có trách nhiệm các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và chống buôn bán trái phép loài hoang dã.

Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều hợp tác thành công với các tổ chức của Hoa Kỳ. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều hợp tác thành công với các tổ chức của Hoa Kỳ. Ảnh: Tùng Đinh.

Chia sẻ về dự án “Bảo vệ động vật hoang dã”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định, thực hiện thành công dự án sẽ góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ của ngành và hơn nữa là thể hiện những cam kết cao nhất của Chính phủ Việt Nam trong việc chống buôn bán động vật hoang dã nhằm ngăn ngừa tình trạng suy giảm đa dạng sinh học ở trong nước cũng như trên thế giới.

Chia sẻ tại lễ phát động, Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock nói: “Thông qua dự án mới này, USAID sẽ hợp tác với Bộ NN-PTNT để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép và bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp”.

Theo bà, dự báo của các chuyên gia cho thấy, với tốc độ như hiện nay thì các loài động vật nguy cấp nhất và mang tính biểu tượng nhất của thế giới như tê giác, voi, tê tê và hổ sẽ biến mất khỏi hành tinh của chúng ta trong vòng vài thập kỷ tới.

Vì vậy, dự án sẽ tập trung bảo vệ các loài động vật đang có nguy cơ bị buôn bán quốc tế vào Việt Nam như tê giác châu Phi, voi châu Phi và châu Á, tê tê, cũng như các loài động vật thường xuyên bị săn bắt và buôn bán trong nước và quốc tế như linh trưởng, hoẵng và các loài mèo lớn.

Ký thỏa thuận ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cũng trong chiều 13/6, USAID và Bộ NN-PTNT đã ký thỏa thuận đối tác song phương đầu tiên (gọi là Thỏa thuận tài trợ khung có giới hạn phạm vi) về hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL giai đoạn 2022-2027.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và Giám đốc USAID Việt Nam Yastishock ký Thỏa thuận về hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và Giám đốc USAID Việt Nam Yastishock ký Thỏa thuận về hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman cùng chứng kiến lễ ký thoả thuận.

Với kinh phí dự trù lên tới 50 triệu USD, thông qua thỏa thuận này, USAID sẽ hỗ trợ Bộ NN-PTNT giảm phát thải khí mêtan trong nông nghiệp, tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại Đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy các giải pháp dựa vào tự nhiên và xây dựng các chính sách về chống chịu với khí hậu và phát thải thấp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Việt Nam luôn ghi nhận và cám ơn sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ, hàng năm đã tài trợ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng chục triệu USD để triển khai các dự án trong hợp tác khoa học công nghệ ở các lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vacxin dịch tả lợn Châu Phi.

Bên cạnh đó, Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và ủng hộ của Hoa Kỳ trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam được thông qua các chương trình tư vấn về chính sách để hoàn thiện các Luật và quy định của pháp luật của Việt Nam.

Trong khi đó, chia sẻ tại lễ ký, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman khẳng định bà đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa USAID và Bộ NN-PTNT trong nỗ lực hỗ trợ người dân khu vực ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải trong nông nghiệp.

Theo bà, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu phải là một nỗ lực tập thể và nỗ lực này cần bao trùm tất cả các lĩnh vực, từ tăng cường khả năng chống chịu với môi trường đến giảm phát thải và bảo tồn đa dạng sinh học.

Xem thêm
Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khoảng 7.500 tỷ đồng/năm

Trong công văn số 13900/BTC-CST, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mới, kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1/1/2026.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.