| Hotline: 0983.970.780

Khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 2%

Thứ Ba 20/12/2022 , 19:06 (GMT+7)

Trong 2 ngày (19-20/12), UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Mekong Startup lần I năm 2022 với chủ đề 'Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp'.

Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đại diện các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, các tỉnh vùng ĐBSCL và các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nông sản là lợi thế quốc gia

Đây là lần đầu tiên tỉnh Đồng Tháp tổ chức diễn đàn quy mô cấp vùng về khởi nghiệp hướng đến mục đích nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp tại khu vực ĐBSCL về biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính, xanh hóa và hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

Đồng thời tạo lập các chương trình nghị sự gắn với các chuỗi ngành hàng trọng điểm của khu vực như lúa gạo, trái cây, thủy hải sản, giúp các bên chia sẻ và có chung nhận định về bối cảnh, thách thức, cơ hội cũng như xác lập một số giải pháp bước đầu và hành động ưu tiên nhằm nhanh chóng đưa các cam kết vào thực tiễn.

Empty

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thăm gian hàng là sản phẩm OCOP của ĐBSCL tại Diễn đàn Mekong Startup lần I năm 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng. Từ quốc gia chủ yếu nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, trở thành nước xuất khẩu nông sản top đầu thế giới, các mặt hàng nông sản có mặt tại hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm nay, xuất khẩu nông sản dự kiến đạt khoảng 53-54 tỷ USD, cho thấy lúa gạo, thủy hải sản và trái cây là lợi thế quốc gia. Thứ trưởng Thanh Nam nhấn mạnh ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế của cả nước, có nhiều tiềm năng. Nơi đây đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu và gần 70% sản lượng trái cây của cả nước.

Dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, tính liên kết chưa cao, chưa chú trọng công nghệ lẫn đổi mới sáng tạo.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực, thực phẩm cùng năm, Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất, cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. Do đó, yếu tố xanh hơn, phát thải thấp, giá trị cao, ứng dụng sinh thái tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 2021-2030.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và cần đầu tư phù hợp với đặc thù ngành lẫn địa phương.

Ông dẫn chứng những ngành khác đầu tư công nghệ hiện đại có thể sản xuất đồng loạt, ra được sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp, cần cơ khí hóa đồng bộ, tự động hóa theo chuỗi giá trị, từng khâu, từng lĩnh vực... mới đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Empty

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuần hoàn nông nghiệp cũng là yếu tố được ngành ưu tiên, trong đó đề cao việc tái chế, tái sử dụng. Ông Nam khẳng định nếu xử lý tốt các phụ phẩm từ lúa gạo, thủy hải sản, trái cây tại ĐBSCL, đó sẽ là tài nguyên khổng lồ, gia tăng doanh thu cho ngành, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân.

Nông nghiệp xanh, giảm phát thải tại ĐBSCL cũng được xem là định hướng quan trọng, hướng đến bền vững. Theo tính toán của ngành Nông nghiệp, lượng phát thải từ lĩnh vực lương thực, thực phẩm hiện chiếm đến 19% lượng phát thải cả nước, riêng ngành lúa gạo cán 48%. Do đó, cần ưu tiên giảm phát thải.

Về khởi nghiệp, Thứ trưởng nhận định ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất - mỗi năm có 100.000 đơn vị, tuy nhiên, chỉ có 2.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, con số này khá khiêm tốn.

"Tầm quan trọng của diễn đàn, kỳ vọng Mekong Startup góp phần thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và dẫn dắt, hợp lực lẫn nhau của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo ra diện mạo mới cho hệ thống chương trình, sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở ĐBSCL, theo hướng xanh hóa và bền vững”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Tìm lời giải cho bài toán chuyển đổi nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp được xác định là 1 trong 5 đột phá chiến lược phát triển của tỉnh.

Trong đó, ưu tiên, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường phù hợp với địa phương. Chú trọng phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, hướng doanh nghiệp tiếp cận chương trình chuyển đổi số, đổi mới, chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến gắn với kinh tế tuần hoàn để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa.

Empty

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nghĩa, ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đóng góp khoảng 1/3 tổng GDP nông nghiệp cả nước, tuy nhiên, nơi này cũng cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu và các yêu cầu mới trong phát triển kinh tế vùng.

Trong bối cảnh đó, việc liên kết là một trong những chìa khóa quan trọng để đi đến thành công và là một xu thế tất yếu, giúp các địa phương nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, trong thời gian qua, các địa phương trong khu vực ĐBSCL đã có nhiều hoạt động liên kết, hợp tác mang lại hiệu quả thiết thực như: Diễn đàn Mekong Connect, Diễn đàn kết nối du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, Liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười và hiện là Diễn đàn Mekong Startup.

Nội dung trọng tâm của Diễn đàn Mekong Startup còn là tìm lời giải cho bài toán chuyển đổi nông nghiệp xanh - hiện đại - bền vững để tạo bứt phá cho kinh tế vùng, hướng tới mục tiêu tập hợp, thúc đẩy hành động của cả hai khu vực công - tư.

Đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp có yếu tố đổi mới sáng tạo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng “phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hài hòa các lợi thế tự nhiên, đồng thời tạo nên những dấu ấn riêng.

Sự kiện cũng là cơ hội nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp trong vùng về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải, giới thiệu, quảng bá những sản phẩm, dịch vụ điển hình từ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh cho khu vực ĐBSCL theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Nói về kỳ vọng của địa phương với Diễn đàn Mekong Startup, ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp cũng như các địa phương của ĐBSCL mong muốn vươn lên đi đầu trong việc khởi nghiệp; mọi người dân đều có thể khởi nghiệp, mỗi người đều có thể phát triển bằng chính ý chí, đôi chân, tài nguyên bản địa của mình phải tạo ra nhiều doanh nghiệp phải tạo ra nhiều doanh nhân thành công.

Do đó, Đồng Tháp mạnh dạn tổ chức Diễn đàn với ý tưởng lan tỏa ra ĐBSCL và cả nước, chính Đồng Tháp tạo ra phong trào lan tỏa trong các giới, chính Đồng Tháp là địa phương khởi nghiệp. Đồng Tháp rất mong muốn truyền tải thông điệp mọi người hãy tự tin cùng vươn lên, hãy khởi nghiệp vươn lên.

Thời gian qua, Đồng Tháp đã triển khai nhiều hình thức khởi nghiệp, không gian khởi nghiệp, không nói xuông để mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp, thanh niên được tự tin phát triển doanh nghiệp…

Empty

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, nông nghiệp phải thay đổi, giảm phân thuốc, hướng đến nền nông nghiệp xanh, hiện đại, tuần hoàn, giảm phát thải ra môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phải đi cùng nhau

Kết luận Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, các bạn quốc tế nói đúng, nông nghiệp chúng ta có giai đoạn sử dụng nhiều phân thuốc. Giờ đây, chúng ta phải thay đổi, giảm phân thuốc, hướng đến nền nông nghiệp xanh, hiện đại, tuần hoàn, giảm phát thải ra môi trường. Để làm được các mục tiêu đó, các bộ ngành phải có những kế hoạch, chương trình hành động rõ ràng, đồng bộ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, sự kiện Mekong Startup cần diễn ra nhiều hơn, để tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp, bạn trẻ ở lĩnh vực nông nghiệp càng nhiều hơn, đạt kết quả tốt hơn. Với dân số 100 triệu dân như Việt Nam thì nông nghiệp vẫn được coi trọng. Và không nhất thiết lúc nào cũng giống, cây con phải chất lượng cao và ngon nhất.

Ngành nông nghiệp phải có định hướng sử dụng đất lúa và ngành nông nghiệp luôn được coi trọng, nhất là một đất nước có gần 100 triệu dân như Việt Nam đảm bảo mặt an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu. 

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, các tỉnh, thành trong khu vực và Bộ NN-PTNT cần có chương trình, văn bản cụ thể trình Chính phủ, Thủ tướng có kế hoạch cụ thể để thực hiện.

Theo Phó Thủ tướng, các doanh nghiệp gặp gỡ không chỉ để trao đổi, tìm lời giải, doanh nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ mà còn phải nâng cao giá trị tinh thần, phải khởi nghiệp, tạo môi trường phát triển ổn định. Phải đi cùng nhau, không chỉ nhà khoa học, nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, giữa các địa phương mà xa hơn là giữa Việt Nam và thế giới.

Đại diện 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL ký cam kết với Bộ NN-PTNT về giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp. Điều này được hiện thực hóa bằng các lộ trình cụ thể để đồng hành với Chính phủ hướng đến các mục tiêu đã đưa ra tại COP 26. Riêng tỉnh Đồng Tháp ký cam kết với các Hiệp hội ngành hàng để phát triển thành "Trung tâm giải pháp giảm phát thải của khu vực" và hỗ trợ các thí điểm giảm phát thải. Ký kết một số nội dung phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp, nâng cao năng lực doanh nghiệp với FPT, tổ chức quỹ đầu tư quốc tế và đại diện CLB doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp tham dự ký vào bảng cam kết thực hiện các giải pháp, quy trình sản xuất hướng tới mục tiêu bền vững.

Xem thêm
Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm