| Hotline: 0983.970.780

Không để thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất

Thứ Tư 22/02/2023 , 14:23 (GMT+7)

Bước vào mùa khô 2023, tỉnh Bình Thuận đã chủ động phương án cấp nước để đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho nhân dân đến ngày 30/6.

Đảm bảo nước sinh hoạt đến 30/6

Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, hiện đơn vị vận hành khai thác 78 hệ thống công trình thủy lợi; các công trình chính bao gồm 48 hồ chứa, 132 đập dâng, 22 trạm bơm, 2.054km kênh mương với tổng diện tích canh tác được tưới từ công trình thủy lợi 54.500ha. Trong đó lúa và màu tưới 3 vụ 32.000ha, thanh long 21.000ha và cây ăn quả 1.500ha.

Empty

Hồ Đá Bạc hiện nguồn nước tích trữ khá dồi dào. Ảnh: KS.

Năm 2022, Công ty đã điều tiết, cung cấp nguồn nước từ các hệ thống công trình thủy lợi và nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của 2 nhà máy thủy điện Đại Ninh, Hàm Thuận đảm bảo cung ứng phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Theo đó, Công ty cấp nước tưới cho cây lúa và cây màu đạt 103,6% so với kế hoạch; cấp nước nuôi trồng nuôi trồng thủy sản 411 ha đạt 100%. Riêng cấp nước tưới cho cây thanh long và cây ăn quả chỉ đạt 94,76% bởi giá thanh long giảm nên người dân ở một số địa phương không canh tác.  Đối với lượng nước thô cung ứng cho hoạt động sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân khoảng 39,124/38 triệu m3, đạt 102,95%, nhờ đó không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt.

Bước sang mùa khô năm 2023, ông Nguyễn Hữu Huệ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết, sẽ ưu tiên nguồn nước thủy lợi, nguồn nước 2 nhà máy thủy điển Đại Ninh và Hàm Thuận chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du để cung ứng đủ lượng nước thô phục vụ hoạt động sản xuất nước sạch, phục vụ sinh hoạt cho nhân dân đến ngày 30/6.

Empty

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết sẽ ưu tiên nguồn nước thủy lợi phục nước sinh hoạt cho người dân. Ảnh: KS.

Theo ông Nguyễn Hữu Huệ, để đạt mục tiêu trên, Công ty đã xây dựng lịch cấp nước cụ thể đến từng hệ thống công trình thủy lợi với lượng nước tại đầu mối là 63,08 triệu m3. Cùng với đó, tận dụng triệt để nguồn nước trên các lưu vực sông, suối tự nhiên, nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận trữ vào hồ chứa, ao bàu, đập dâng, kênh trục chính, phục vụ chống hạn khi cần thiết. Công ty cũng sẽ áp dụng đồng bộ biện pháp cấp nước tiên tiến tại các hệ thống công trình thủy lợi, nhất là cấp nước tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây lúa…

Rà soát các hệ thống công trình thủy lợi

Để chủ động cấp nước trong mùa khô 2023, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, đã đề nghị Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi khẩn trương kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi do đơn vị quản lý, cùng với đó xây dựng kế hoạch bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2023 theo quy định. Cũng như bảo đảm công trình hoạt động an toàn, duy trì năng lực trữ nước, lấy nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, trong đó ưu tiên bảo dưỡng, nạo vét các hệ thống kênh để kịp thời lấy nước, cấp nước sản xuất.

Empty

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận sẽ đảm bảo nguồn nước thô phục các công trình cấp nước sinh hoạt trong mùa khô này. Ảnh: KS.

Bên cạnh đó, Công ty phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức thủy lợi cơ sở đang hoạt động tại các địa phương tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi tránh để thất thoát, lãng phí. Đồng thời tuân thủ kế hoạch cấp nước, đảm bảo hiệu quả, tuyệt đối không cấp nước tại các vùng, khu vực không thuộc kế hoạch cấp nước và không có tổ chức thủy lợi cơ sở để tiếp nhận nguồn nước.

Đối với Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN - PTNT chỉ đạo nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình chuyển nước như kênh chuyển nước Cà Giây - Cây Cà, kênh chuyển nước hồ Sông Dinh 3 - hồ Núi Đất, kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân. Từ đó sớm đưa công trình vào vận hành khai thác, cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

Các xã, phường, thị trấn, tổ chức thủy lợi cơ sở đang hoạt động triển khai nạo vét, bảo dưỡng hệ thống kênh mương nội đồng và tiếp nhận nguồn nước tại vị trí phân chia ranh giới quản lý khai thác công trình thủy lợi giữa Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và tổ chức thủy lợi cơ sở tuân thủ kế hoạch cấp nước đã xây dựng phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí nguồn nước…

Để sử dụng nguồn nước hiệu quả, Sở NN-PTNT yêu cầu các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động đăng ký sử dụng nước sinh hoạt tại các hệ thống nước hiện có tại địa phương; nâng cao ý thức sử dụng nước tưới tiết kiệm, đúng mục đích, áp dụng các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như nông - lộ - phơi, ướt khô xen kẽ, phun mưa, nhỏ giọt; đồng thời chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán như: nạo vét kênh mương, lắp đặt các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm trên sông, suối, đào ao trữ nước, đào, khoan giếng để khai thác nguồn nước ngầm khi xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước.

Xem thêm
Thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thành công của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chính là thành công của Việt Nam và ngược lại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.