| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy nước sạch 'đắp chiếu', hàng trăm hộ dân thiếu nước sinh hoạt

Thứ Hai 06/06/2022 , 13:20 (GMT+7)

Hoạt động được 6 năm thì nhà máy nước sạch xã Khánh Vĩnh Yên “đắp chiếu” khiến hàng trăm hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Nhà máy nước sạch Phúc Giang đầu tư 6 tỷ đồng 'đắp chiếu' 3 năm nay. 

Nhà máy nước sạch Phúc Giang đầu tư 6 tỷ đồng "đắp chiếu" 3 năm nay. 

Nhà máy nước sạch Phúc Giang, xã Vĩnh Lộc (nay là Khánh Vĩnh Yên), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được đầu tư xây dựng vào năm 2009, với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng.

Đến năm 2011 công trình hoàn thiện, đưa vào hoạt động, cung cấp nước sạch cho khoảng 500 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu tại 4 thôn: Đại Bản, Phúc Giang, Thượng Triều và Hạ Triều. Tuy nhiên sau khi vận hành được một thời gian, nhà máy bị hư hỏng, bỏ hoang trong nhiều năm khiến hàng ngàn người dân sống trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng.

Hệ thống tẹc nước hoen gỉ.

Hệ thống tẹc nước hoen gỉ.

Gia đình bà Trần Thị Lam, trú thôn Phúc Giang sống cách nhà máy nước chỉ vài chục mét. Mấy năm nay kể từ khi nhà máy ngừng hoạt động, nhà bà Lam phải sử dụng nước mưa, nước nhiễm phèn để sinh hoạt, lo ngại ảnh hưởng đến sức khoẻ về sau.

Nhiều năm nay không có nước sạch sinh hoạt, hầu hết các hộ dân Khánh Vĩnh Yên đã đào giếng khoan và xây dựng thêm bể hứng nước mưa để tích trữ nước.

Dù biết nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nhưng người dân vẫn phải dùng vì không còn cách nào khác.

“Tôi ở một mình, con cháu đi làm xa, không có điều kiện đào giếng khoan nên khi nhà máy nước sạch ngừng hoạt động tôi phải dùng 2 bể xi măng hứng nước mưa để sử dụng”, bà Lam nói.

Ông Phạm Văn Dục (69 tuổi), trú thôn Hạ Triều cho hay, đặc thù nguồn nước của thôn bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng, đặc biệt vào mùa hè thiếu nước nghiêm trọng nên khi nhà máy đi vào hoạt động, người dân địa phương vui mừng vì thoát cảnh “khát” nước sạch.

“Thời điểm lắp đặt đường ống nước, mỗi hộ dân đóng 1,5 triệu đồng. Nhưng sử dụng được khoảng 6 năm, nhà máy bị hư hỏng đường ống và đóng cửa ngừng hoạt động từ năm 2019 đến nay”, ông Dục chỉ tay vào những hạng mục công trình hoen gỉ của nhà máy nước thở dài.

Đồng thời cho biết, gần 3 năm nay, gia đình ông phải xây 2 bể xi măng hứng nước mưa để nấu ăn và dùng nước giếng khoan để tắm rửa, giặt giũ. Vào mùa hè hết nước lại gánh xô đi xin hàng xóm.

Đường ống dẫn nước cũng hư hỏng.

Đường ống dẫn nước cũng hư hỏng.

Theo ghi nhận, hiện nhiều hạng mục bên trong nhà máy nước Phúc Giang đã xuống cấp, nền nhà xuất hiện nhiều vết nứt lớn, máy móc bỏ không, cỏ dại mọc um tùm, các hệ thống dẫn nước đã hư hỏng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc cho biết, nhà máy nước Phúc Giang ngừng hoạt động khoảng 3 năm nay. Trong thời gian nhà máy đóng cửa, hàng trăm hộ dân phải sử dụng nước mưa, nước giếng khoan để sinh hoạt. Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã về khảo sát và có phương án nâng cấp, xây dựng nhà máy mới tại vị trí thôn Phúc Giang với kinh phí đầu tư khoảng 30 tỷ đồng.

Hàng trăm hộ dân xã Khánh Vĩnh Yên phải xây bể hứng nước mưa để sinh hoạt hoặc sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn.

Hàng trăm hộ dân xã Khánh Vĩnh Yên phải xây bể hứng nước mưa để sinh hoạt hoặc sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn.

“Đã có phương án nhưng đợi nguồn của tỉnh để triển khai. Trước đây, nhà máy chỉ phục vụ cho Vĩnh Lộc (cũ) nhưng nay sẽ xây dựng nhà máy lớn hơn để phục vụ cho toàn xã. Đối với nhà máy cũ chỉ tận dụng được bể chứa, một số đường ống và nhà quản lý, còn lại sẽ được cải tiến để phục vụ cho 2.500 hộ dân”, ông Hùng thông tin thêm.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.