| Hotline: 0983.970.780

Đồng bào vùng Lìa Hướng Hóa ‘khát’ nước sinh hoạt

Thứ Tư 03/08/2022 , 10:44 (GMT+7)

Bể chứa nước xây dựng hàng chục năm trước ở đầu nguồn suối Ka Đặp bị hư hỏng, nhiều hộ dân vùng Lìa, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) thiếu nước sinh hoạt.

Bể chứa nước sinh hoạt dẫn về nhà dân thôn Kỳ Tăng nằm trên đồi Pèn đã gần như khô cạn. Ảnh: Võ Dũng.

Bể chứa nước sinh hoạt dẫn về nhà dân thôn Kỳ Tăng nằm trên đồi Pèn đã gần như khô cạn. Ảnh: Võ Dũng.

Theo chân cán bộ xã Lìa, chúng tôi đi bộ chừng 4 km lên đồi Pèn. Nơi đây, một bể nước sinh hoạt đã được xây dựng từ hàng chục năm trước. Nhìn bề ngoài, công trình vẫn còn công năng sử dụng nhưng thực chất, bên trong chỉ được khoảng 20 cm nước.

Ông Hồ Văn Xước, cán bộ văn phòng UBND xã Lìa cho hay, không những nước không thể vào bể chứa ở đồi Pèn, đường ống dẫn nước về các thôn cũng đã bị rò rỉ. Mùa mưa, nước trên suối Ka Đặp đục ngầu, mùa hè thì gần như khô kiệt. Thế nhưng, vì thiếu nước, người dân vẫn phải ra suối tắm giặt, có hộ đào giếng khơi cạnh suối để lấy nước sinh hoạt. Hộ có điều kiện thì mua nước lọc về dùng, hộ khó khăn thì vẫn phải chịu khổ sử dụng nước bẩn.

“Nước suối Ka Đặp hồi trước trong vắt nhưng nay, một phần do biến đổi khi hậu, một phần, từ đầu nguồn, người dân chăn thả gia súc nhiều nên bẩn lắm. Biết là nước bẩn nhưng đồng bào vẫn phải dùng, không còn cách nào khác” – ông Xước xót xa.

Các bể chứa nước trong thôn vì thế đã khô khốc từ nhiều năm nay. Ảnh: Võ Dũng.

Các bể chứa nước trong thôn vì thế đã khô khốc từ nhiều năm nay. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Bà Hồ Thị Mai, thôn Kỳ Tăng đứng trước bể nước sinh hoạt được xây ngay trong vườn nhà mình. Đã từ nhiều năm nay, bể không còn một giọt nước. Gia đình bà phải sắm rất nhiều can nhựa để khi mùa hè đến đi xin nước từ các làng bên về dùng hoặc ra suối xách nước. Đây là tình cảnh chung của hàng chục hộ dân thôn Kỳ Tăng.

“Nhà phải đào giếng cạnh suối Ka Đặp nhưng nước cũng bẩn lắm! Thường thì nhà tôi phải chia nhau đi xin nước về dùng nhưng cũng không đủ. Trong thôn có vài hộ khoan giếng nhưng nước bị nhiễm vôi, không uống được.” – bà Mai cho hay.

Theo thống kê của UBND xã Lìa, thôn Kỳ Tăng có 116 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu. Hai công trình nước tự chảy, trong đó một công trình được Nhà nước đầu tư đã lắp đường ống dẫn dài trên 10 km để lấy nước từ thượng nguồn về. Tuy nhiên, công trình này hiện đã xuống cấp và nguồn nước không ổn định. Công trình còn lại có quy mô nhỏ nên không thể cung cấp đủ nước cho người dân sử dụng.

Mùa khô năm nay, các khe suối phía thượng nguồn đã bắt đầu khô cạn, nguồn nước về công trình tự chảy nhỏ giọt nên người dân thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Người dân xã Lìa cho hay, với tình hình thời tiết ngày càng khô hạn như hiện nay, tình trạng thiếu nước sinh hoạt có nguy cơ lan ra toàn xã. Lìa là xã mới sáp nhập, đời sống kinh tế, thu nhập của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc người dân mua nước sạch để dùng là điều hi hữu.

Nước suối Ka Đặp dù bẩn nhưng người dân vẫn phải sử dụng. Ảnh: Công Điền.

Nước suối Ka Đặp dù bẩn nhưng người dân vẫn phải sử dụng. Ảnh: Công Điền.

Ông Hồ Văn Thứ, Phó Chủ tịch UBND xã Lìa cho biết thêm: “Ở đây chỉ một số ít hộ dân có điều kiện khá giả thì mới bỏ tiền mua nước đóng bình để dùng nấu ăn, uống, còn đa phần các hộ do khó khăn về kinh tế nên phải dùng nước ao hồ, suối không đảm bảo, có nguy cơ mắc một số bệnh đường tiêu hóa. Về lâu dài, chúng tôi mong Nhà nước, các ngành cấp trên quan tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng thêm công trình nước sinh hoạt để đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh cho người dân”.

Không riêng xã Lìa, những xã vùng Lìa của huyện Hướng Hóa như xã Thanh, xã Thuận… vài năm lại đây cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt. Đây cũng là tình trạng chung đang diễn ra đối với người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc của tỉnh Quảng Trị.

Hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt và nước sạch

Qua khảo sát của các ngành chức năng, trên địa bàn 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông có gần 19.000 hộ cần nước sạch để sử dụng. Thực tế các công trình cấp nước ở các địa phương này có quy mô nhỏ, manh mún, phần lớn là công trình tự chảy, công nghệ xử lý đơn giản, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng nguồn nước không qua xử lý; nhiều công trình cấp nước hiện đã hư hỏng, xuống cấp do qua thời gian dài sử dụng, bị bồi lắng do thiên tai nên khó đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất