| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực cải thiện nước sinh hoạt vùng đồng bào thiểu số

Thứ Sáu 25/11/2022 , 07:03 (GMT+7)

Chính quyền các huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) đã rất nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Empty

Nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là vấn đề được nhiều địa phương tại tỉnh Quảng Trị quan tâm cải thiện. Ảnh: Võ Dũng.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện Đakrông, Hướng Hóa do vấn đề dân cư sống rải rác nên việc xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung gặp rất nhiều khó khăn, nguồn kinh phí đầu tư lớn. Khi các công trình được bàn giao cho thôn, bản quản lý và sử dụng, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kiến thức vận hành, không đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên sớm xuống cấp. Cùng với sự phát triển kinh tế, con người tác động vào môi trường, rừng đầu nguồn bị thu hẹp khiến nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm…

Những yếu tố trên đặt lên vai chính quyền các cấp trách nhiệm nặng nề trong việc cải thiện vấn đề nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bài liên quan

Ông Phan Văn Hán, tú tại thôn Mai Sơn, xã Ba Lòng, huyện miền núi Đakrông cho biết, đây là vùng đất có nguồn nước bị nhiễm phèn. Trước tình hình đó, năm 2000, từ các chương trình dự án, thôn Mai Sơn được xây dựng 8 bể tích trữ nước sinh hoạt. Thời gian đầu, các công trình hoạt động rất hiệu quả nhưng 5-6 năm sau, các công trình này lần lượt khan hiếm nước.

Tuy nhiên, ông Hán cũng thừa nhận một điều, việc người dân tự phát cắt, nối ống từ đường dẫn nước đưa về gia đình là một trong những nguyên nhân chính khiến các công trình nhanh chóng xuống cấp và không thể sử dụng.

Trước thực tế trên, năm 2020, một dự án phi Chính phủ tiếp tục đầu tư một giếng khoan công suất lớn và bể lọc nước tại thôn Mai Sơn. Tuy nhiên, cũng chẳng bao lâu sau, công trình này phải dừng hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Hùng, trưởng thôn Mai Sơn cho biết, hệ thống ống dẫn bị vỡ, thất thoát nguồn nước, tiền điện thu không đủ chi phí, máy hút cũng hỏng nên phải dừng hoạt động.

“Công trình này phục vụ 100 hộ dân trong thôn. Sau khi công trình không thể sử dụng thì người dân phải xuống khe lấy nước về dùng. Phải thẳng thắn nhìn nhận, dù đây là một công trình rất hữu ích nhưng chính người dân cũng chưa thực sự có trách nhiệm với nguồn đầu tư của Nhà nước dành cho mình. Giờ đây, khi công trình đã tạm dừng hoạt động, chúng tôi đang vận động người dân phải đóng góp tiền điện đầy đủ và duy tu, bảo dưỡng, súc rửa bể nước để sử dụng” – ông Hùng chia sẻ.

Ông Lê Châu Trí, Phó phòng NN-PTNT huyện Đakrông cho biết, các công trình nước sạch tập trung trên địa bàn huyện xuống cấp đều được bổ sung kinh phí duy tu, bảo dưỡng hàng năm. Điều quan trọng là người dân phải thường xuyên quản lý, vận hành đúng kỹ thuật để hiệu quả lâu dài.

 “Công trình này đã được bàn giao cho thôn quản lý nhưng máy bơm hiện bị cháy; nguồn nước bị vôi bà con không đóng góp sửa chữa, súc rửa nên hiện không sử dụng được. Về lý, khi đã bàn giao thì bên thụ hưởng phải có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa để công trình hoạt động có hiệu quả” – ông Trí cho hay.

Empty

Nhiều công trình nước sinh hoạt vùng đồng bào đã được xây dựng và hoạt động hiệu quả. Ảnh: Võ Dũng.

Cũng theo ông Lê Châu Trí, năm nào địa phương cũng bố trí nguồn vốn để sửa chữa các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn. Tiêu biểu như năm 2020, các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn đã được đầu tư 10 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng.

“Hiện nay, địa phương cũng đang kêu gọi, lồng ghép các chương trình dự án để cải thiện vấn đề nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay chúng tôi đang huy động, lồng nghép các nguồn lực để cải thiện vấn đề nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số” – ông Trí cho hay.

Nước sinh hoạt trong chương trình đầu tư trung và ngắn hạn

Tại huyện Hướng Hóa, nhiều công trình nước sinh hoạt thời gian qua cũng đã được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa. HĐND huyện Hướng Hóa cũng đã đưa vấn đề nước sinh hoạt vào chương trình đầu tư trung và ngắn hạn. UBND huyện Hướng Hóa cũng đang tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực, chương trình dự án để đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.