| Hotline: 0983.970.780

Không khoan nhượng với vi phạm công trình thủy lợi

Thứ Ba 19/07/2016 , 09:05 (GMT+7)

Trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) diễn ra tràn lan..., Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và các địa phương đang dốc sức kiểm tra, xử lý với tinh thần không khoan nhượng.

Trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) diễn ra tràn lan khiến các đơn vi khai thác CTTL khu vực ĐBSH “đau đầu”, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và các địa phương đang dốc sức kiểm tra, xử lý với tinh thần... không khoan nhượng.

Không thể khoanh tay đứng nhìn

Đúng một năm trước, tại hội nghị Hội đồng Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, ông Đặng Duy Hiển, Chủ tịch HĐQT Cty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải, đã rất bức xúc trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang ở mức cao. Riêng khu vực phía bắc, đặc biệt là sông Cầu Bây đang “báo động đỏ”, thậm chí còn “đỏ gạch”. Kênh dẫn thành ao tù.

Theo ông Hiển, nếu đi từ khu vực Kênh Cầu trở xuống thì mùi hôi thối không thể chịu được, nước đen kịt như luyn. Còn qua các trạm bơm có bọt trắng xóa, chắc chắn là ô nhiễm. Nguyên nhân ô nhiễm trước tiên là từ các hộ, nước sinh hoạt không có đường thoát riêng nên xả trực tiếp ra sông, kênh mương. Chăn nuôi cũng phát triển rất nhiều. Thứ hai là sự phát triển nóng của các làng nghề dọc sông, đẩy hóa chất cấp tập xuống. Và đối tượng nặng ký nhất là các khu công nghiệp, khu đô thị.

Nước sinh hoạt, làng nghề, khu công nghiệp đổ hết vào đây, chẳng khác nào cách gom nước thải vào một cái ao tù nước đọng trong suốt thời gian dài (từ 1/1 đến hết tháng 2. Sau đó tiếp tục trữ nước trong hệ thống để phục vụ tưới dưỡng và chống hạn trong những ngày nắng nóng vào tháng 3). Bởi vậy, mức ô nhiễm rất nặng.

Hệ thống Bắc Hưng Hải đi qua địa bàn 4 tỉnh, thành phố và được quản lý bởi 5 công ty. Địa bàn rộng, kênh chính, kênh nhánh với số lượng nhiều nên phát hiện, quản lý các vị trí xả nước thải vào hệ thống rất khó khăn. Việc kiểm tra, xả thải tại các đơn vị được cấp phép hết sức khó khăn, do các đơn vị xả thải không hợp tác và công ty không có giấy phép xả thải (trường hợp do các tỉnh cấp phép). Do vậy, không thể tổ chức kiểm tra được.

Song song với đó, các nguồn xả thải từ các nhà máy xuống kênh cấp 2 do các Cty khai thác CTTL các tỉnh quản lý rồi chảy vào hệ thống kênh trục vẫn chưa quản lý được (do nằm ngoài phạm vi quản lý của Cty Bắc Hưng Hải). Sự chồng chéo trong chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn nước giữa các ngành cũng gây khó khăn cho việc quản lý, bảo vệ môi trường.

Không thể đứng nhìn chờ cơ quan xử lý, ông Đặng Duy Hiển đã trang bị nhiều loại “vũ khí” để chống lại các hành vi vi phạm công trình thủy lợi, đặc biệt là việc xả nước thải ô nhiễm vào hệ thống.

Lắp camera giám sát ngay tại nguồn xả thải

Cty Bắc Hưng Hải đã chủ động đầu tư kinh phí lắp đặt camera theo dõi tại các “điểm nóng” về xả thải nguồn nước gây ô nhiễm cho hệ thống, điển hình như kênh Cầu Bây qua cống Xuân Thụy để ghi lại bằng chứng để kiến nghị lên TP Hà Nội có biện pháp xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Đặc biệt, Cty cũng tích cực tham gia cùng đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện giấy phép xả thải của các khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương.

Về phần mình, Bắc Hưng Hải cắt cử người thường xuyên kiểm tra, khi phát hiện vi phạm, trong vòng 24 giờ phải kết hợp với địa phương lập biên bản vi phạm. Đồng thời có văn bản báo cáo UBND huyện. Trường hợp nghiêm trọng báo cáo trực tiếp qua điện thoại cho lãnh đạo Cty. Căn cứ theo hồ sơ vi phạm, Cty trực tiếp kiểm tra, làm việc trực tiếp với UBND huyện đề nghị xử lý, ngăn chặn vi phạm. Đồng thời bố trí 1 lãnh đạo Cty và các đồng chí trạm trưởng tham gia thành viên Ban chỉ huy giải tỏa vi phạm công trình thủy lợi các huyện. Chủ động phối hợp với UBND các xã thực hiện rà soát, thống kê, phân loại và đề xuất giải tỏa các trường hợp vi phạm trọng điểm.

Trước mỗi trường hợp vi phạm, Cty lập tức tuyên truyền trên đài truyền thanh xã, huyện về kế hoạch xử lý vi phạm CTTL. Cty đã phối hợp với các đài truyền hình, cơ quan báo chí xây dựng phóng sự về vi phạm CTTL.

Ông Hiển nhận định, với những giải pháp mạnh tay đó, việc triển khai công tác bảo vệ CTTL của cán bộ công nhân viên trong Cty khá tốt, các vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời, làm cơ sở thông tin để các địa phương xử lý và ngăn chặn được khá nhiều vụ vi phạm.

Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2016, Cty đã phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý được 20 vụ vi phạm CTTL, trong đó có 2 vụ xây nhà kiên cố, 6 vụ làm nhà tạm, lều lán, 5 vụ đổ đất lấn chiếm, 3 vụ đào ao, thả cá, 2 vụ hút cát và 2 vụ xây tường bao.

Đồng thời, Cty cũng phát hiện nhiều điểm, cơ sở xả thải vào hệ thống Bắc Hưng Hải. Trong đó, xả thải trực tiếp vào hệ thống là 7 điểm; xả vào kênh cấp 2 sau đó qua cống vào kênh Bắc Hưng Hải 21 đểm. Xác định được 50 cơ sở đã được cấp phép xả thải vào hệ thống.

Với các cơ sở xả nước thải chưa qua xử lý hoặc chưa được cấp phép, Cty phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản yêu cầu phải xử lý và lập hồ sơ cấp phép theo quy định. Các kênh cấp 2 xả nước thải qua cống vào kênh Bắc Hưng Hải: Có công văn đề nghị đơn vị quản lý và chính quyền địa phương có biện pháp ngăn ngừa, xử lý để giảm thiểu ô nhiễm.

Chặn đứng vi phạm mới phát sinh

Trong tình cảnh nguồn nước đổ vào hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà ngày càng ô nhiễm, ông Nguyễn Đình Kính - GĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Bắc Nam Hà rất lo lắng. Theo ông, có rất nhiều nguồn xả thải gây ô nhiễm đổ vào hệ thống kênh mương của các đơn vị trong hệ thống. Ví dụ, địa bàn tỉnh Nam Định có KCN Hòa Xá, khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản), Cụm công nghiệp An Há, làng nghề đúc đồng, làng nghề đồ gỗ, tre nứa huyện Ý Yên, Vụ Bản... Tỉnh Hà Nam có KCN Bình Mỹ, làng nghề dệt vải xã Hòa Hậu, làng chăn nuôi lợn Ngọc Lũ, trại lợn xã La Sơn, huyện Bình Lục và nhiều cụm công nghiệp nhỏ lẻ khác. Hầu hết các làng nghề phát triển quy mô nhỏ lẻ mang tính chất kinh tế hộ gia đình.

13-32-15_nh-tl-2
Nước thải ra sông Kim Sơn tại cống Xuân Thụy

 

Căn cứ theo kết quả điều tra của Viện Quy hoạch thủy lợi, trong thời gian các trạm bơm dừng vận hành để sửa chữa hoặc thời gian nghỉ giữa hai đợt vận hành, nước tại một số kênh tiêu cấp II, II có mầu đen, bốc mùi hôi thối, đồng thời đây cũng là tác nhân cho bèo, rau ngổ phát triển nhanh. Ngoài ra công nhân tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm mắc phải những bệnh ngoài da, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng suất lao động.

Theo ông Nguyễn Đình Kính, trước tình hình đó, Cty đã chủ động tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ công trình. Năm 2013, Cty ban hành quy trình xử lý và phối hợp xử lý vi phạm CTTL thuộc đơn vị quản lý tại Quyết định số 457/QĐ-BNH và hàng năm xây dựng phương án giao khoán quản lý kênh để các đơn vị chủ động thực hiện.

3 năm qua, Cty đã tổ chức phá dỡ ao đăng, ổ trà cá, lập biên bản kiến nghị xử lý và xử lý kịp thời nhiều vụ vi phạm CTTL. Riêng 6 tháng đầu năm 2016 đã xử lý được 66 vụ vi phạm.

Các đơn vị trạm trực thuộc Cty đã vớt và càn đẩy trên 200.000m2 bèo trong các trụng sông tiêu chính. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song thực tiễn quá trình quản lý hệ thống CTTL gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, đến nay vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Trước tình hình trên, Cty Bắc Nam Hà đề nghị UBND hai tỉnh Hà Nam và Nam Định sớm quy định phạm vi vùng phụ cận đối với từng CTTL. Chỉ đạo các UBND các cấp và cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện nghiêm Nghị định 139/NĐ-CP ngày 22/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL, đê điều, phòng, chống lụt bão. Đồng thời, Bộ NN-PTNT cần kiến nghị hai UBND tỉnh Hà Nam và Nam Định thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ CTTL, xả nước thải vào hệ thống CTTL.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.