| Hotline: 0983.970.780

Không né tránh trước bức xúc của nhân dân

Thứ Ba 17/05/2016 , 09:01 (GMT+7)

Ông Mai Sỹ Diến (SN 1963), quê quán xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Tỉnh ủy viên, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa, được Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV. Trong cuộc tiếp xúc cử tri trước thềm bầu cử, PV đã tìm gặp ông Diến.

Lâu lắm rồi, tôi mới gặp lại ông Mai Sỹ Diến. Hồi ông còn làm Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện ủy Nga Sơn thỉnh thoảng có dịp được cùng ông xuống vùng sản xuất chiếu cói của bà con nông dân.

Những năm trước đó, báo NNVN từng có loạt bài phản ánh về tình hình đời sống của nông dân vùng cói Nga Sơn rất khó khăn, nhất là thời điểm đói giáp hạt tháng 3 và dịp Tết Nguyên đán.

Từ thực trạng đó, Huyện ủy Nga Sơn đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá sát thực tế tình hình, lắng nghe thấu đáo nhiều ý kiến và ban hành một chương trình hành động thể hiện quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong việc xóa đói nghèo để vươn lên giàu mạnh.

Với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, ông Mai Sỹ Diến đã cùng với tập thể và nhân dân đồng tâm hiệp lực thực hiện cuộc dồn điền đổi thửa quy mô lớn chưa từng có để rồi đưa ra quy hoạch chi tiết cho từng vùng sản xuất: trồng cói, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng cây ăn quả... Trong làng cũng được chỉnh trang theo chương trình xây dựng NTM, chẳng mấy chốc, đời sống nhân dân Nga Sơn đi lên từng ngày, nhiều xã đạt chuẩn NTM, về đích trước thời hạn.

Tôi còn nhớ, việc vùng cói Nga Sơn có chỉ dẫn địa lý, khẳng định chắc nịch thương hiệu và giá trị to lớn của chiếu cói Nga Sơn nổi tiếng bao đời nay, ngoài nỗ lực của các cấp, nhân dân thì có sự đóng góp đáng kể của ông Diến.

Vốn xuất thân từ nông dân, lớn lên, học hành, say mê nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp, ông Diến thấu hiểu về những khó khăn, vướng mắc trong đời sống nông thôn.

Trong câu chuyện với chúng tôi về chương trình hành động của ứng cử viên ĐBQH, ông Mai Sỹ Diến chân tình chia sẻ: Thực tình, có những việc nói ra hôm nay mình cũng đã làm, đã lãnh đạo, chỉ đạo trong thực tiễn và đã gặt hái được nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp và địa phương. Từ ngày chuyển lên tỉnh làm việc, những kinh nghiệm đó, tôi cũng chia sẻ với các đồng nghiệp và anh em ở cơ sở.

“Nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa XIV thì tôi sẽ có nhiều điều kiện tốt hơn chuyển tải những vấn đề mà thực tế cuộc sống đang đặt ra để các cơ quan Trung ương xem xét quyết định.

Tôi tin rằng, bằng kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và những kiến thức có được, nhất là những năm tháng công tác ở cơ sở, tôi có đủ tự tin để mạnh dạn chuyển tải tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân vào Quốc hội một cách thuyết phục, không phụ lòng tin của cử tri”, ứng cử viên Mai Sỹ Diến bộc bạch.

Ông Diến cũng cam kết rằng, nếu trúng cử, ông sẽ dành nhiều thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân để hiểu rõ hơn những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống.

Những việc bức xúc của nhân dân sẽ phải đi sâu tìm hiểu, không né tránh; trong đó chú trọng lĩnh vực VSATTP; phát triển nông nghiệp bền vững, đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, thực hiện các chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn một cách có hiệu quả.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm