| Hotline: 0983.970.780

Không thể chần chừ chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thứ Năm 16/09/2021 , 19:34 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, công cuộc chuyển đổi số đối với nông nghiệp đang là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh.

Ông Lê Minh Hoan cho rằng, không thể chần chừ chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Lê Minh Hoan cho rằng, không thể chần chừ chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 16/9, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tham dự Diễn đàn chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam. Diễn đàn này là nơi diễn ra các hoạt động đối thoại chính sách công - tư giữa Chính phủ, khu vực tư nhân cùng các bên liên quan, nhằm thảo luận những vấn đề then chốt, chiến lược cho nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới, qua đó gợi mở những nghiên cứu và đề xuất giải pháp đột phá để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của nông nghiệp Việt Nam, tiếp cận thành công các thị trường tiềm năng.

Ngoài Bộ trưởng Lê Minh Hoan còn có sự tham gia của ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao cùng lãnh đạo đại diện của 63 tỉnh thành, đại diện bộ ngành trung ương, các chuyên gia trong nước và đại biểu quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá, với hơn 3.000 đại biểu đến từ hơn 35 quốc gia trên thế giới tham dự diễn đàn là tín hiệu tích cực cho thấy ngành nông nghiệp Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều Bộ, ngành và nhiều quốc gia.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao, Chính phủ Việt Nam đã sớm xác định tầm quan trọng của ngành nông nghiệp và coi đây là cơ hội bứt phá của nền kinh tế Việt Nam.

Một trong những định hướng phát triển của đất nước giai đoạn 2021-2030 là phát triển nông nghiệp trên nền tảng chuyển đổi số, gắn kết hài hòa hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.

Để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chúng ta phải chuyển đổi số thành công, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Nông nghiệp còn là cơ sở giúp bảo đảm hệ thống chính trị và bảo đảm môi trường sinh thái tự nhiên. Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã trở thành ngành sản xuất chủ lực của đất nước.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, với yêu cầu của thị trường ngày càng cao, nông nghiệp Việt Nam phải có khả năng thích ứng và sức cạnh tranh cao.

Đại dịch Covid-19 cũng đã chứng minh việc đưa công nghệ thông minh vào nông nghiệp giúp bảo đảm sự ổn định, thông suốt, đồng thời giúp phát triển kinh tế sau đại dịch.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hy vọng diễn đàn sẽ là cơ sở để thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế đất nước và ngoại giao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã được tín nhiệm, trở thành đại sứ của nông dân. Trong thời gian tới, để chuẩn bị sự bứt phá kinh tế sau Covid-19,

Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các Bộ, ngành nhằm đưa Việt Nam tiếp cận các xu thế mới của thế giới, tiếp tục đề xuất các sáng kiến, đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Mở đầu phiên “Định hình Nông nghiệp số Việt Nam đến năm 2035”, ông Lê Văn Thành, Chánh Văn phòng, Tổ trưởng Tổ giúp việc, Thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số nông nghiệp của Bộ NN-PTNT cho rằng những năm qua nông nghiệp Việt Nam liên tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Ảnh: Minh Hậu.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Ảnh: Minh Hậu.

Tuy nhiên nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức như sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, bài toán phân bổ hài hoà cần có lời giải thoả đáng.

Chúng ta phải đối mặt với thực tế khó khăn, thách thức cũng như cơ hội của nông sản Việt Nam để tìm ra hướng đi mới không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Người tiêu dùng không chỉ mua giá trị hữu hình mà còn quan tâm giá trị vô hình như xuất xứ nguồn gốc, nông nghiệp xanh... Nền nông nghiệp phải minh bạch dữ liệu, minh bạch thông tin như vậy mới vươn xa.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng khẳng định, nông nghiệp Việt Nam đứng trước 3 thách thức là: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến đổi xu thế tiêu dùng trên thế giới. Tuy nhiên, thách thức cũng là thời cơ, chúng ta chuyển đổi để hòa nhập với thế giới, đi sau cũng có dư địa lớn để phát triển. Chúng ta đang chuyển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp là chính sang kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học công nghệ, chuyển đổi số.

"Việt Nam xác định tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, điều này sẽ tạo ra bước ngoặt, tích hợp nền kinh tế tri thức, mang lại sự phát triển bền vững. Những mô hình chuyển đổi số tạo ra lực hút, sự chú ý trong xã hội, minh chứng rằng công nghệ sẽ tạo ra sự thay đổi lớn. Do đó, chúng ta không thể chần chừ. Bối cảnh hiện nay, xã hội luôn biến đổi, ví dụ Covid-19 với biến thể mới, phức tạp, chúng ta không thể dự báo trước. Nền nông nghiệp cũng dựa vào câu chuyện biến đổi đó, từ đó định hướng, thích nghi", Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cấp cứu 2 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Sáng 5/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 trẻ mầm non, trong đó 2 cháu bé có biểu hiện ngộ độc.