| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 26/04/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 26/04/2018

Không thể dung túng cho tà đạo tác oai tác quái!

Sau một thời gian tung hoành ở các tỉnh phía Bắc, cái gọi là Hội Thánh Đức Chúa Trời (còn có tên khác là Đức Chúa Trời Mẹ) đã lần mò vào đồng bằng sông Cửu Long.

Một buổi giảng đạo của "Hội thánh đức chúa trời"

Đối tượng mà những “nhà truyền giáo” đang theo đuổi ráo riết là những bà nội trợ và các nữ sinh viên. Gần như cùng lúc, Trường ĐH An Giang và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phải ban hành thông báo khẩn, để các thành viên trong môi trường giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác và không bị lôi kéo vào tổ chức huyền bí và bất trắc này.

Hiện tại, ở nhiều địa phương miền Trung và miền Nam cũng đã bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của Hội Thánh Đức Chúa Trời. Thứ giáo lý mà họ đưa ra để chiêu dụ mọi người nghe rất kỳ quái, nào là nhanh chân phụng đạo trước ngày tận thế, nào là đập bỏ bàn thờ tổ tiên để tiêu trừ ma quỷ, nào là khước từ quan hệ ruột thịt để tránh hậu hoạ… Đó là những quan niệm lệch lạc, trực tiếp làm méo mó nhân cách và đe doạ an ninh trật tự xã hội.

Theo nguồn tin ban đầu của cơ quan điều tra, thì Hội Thánh Đức Chúa Trời được thành lập năm 1964 tại Hàn Quốc và đã bị Hội đồng các hội thánh xứ sở kim chi liệt vào danh sách tà giáo phải tẩy chay. Thế nhưng, bất ngờ thay, khoảng năm 2012, Hội Thánh Đức Chúa Trời lại có mặt tại Hà Nội và lan rộng ở các khu vực Mộ Lao, Dương Nội, Đức Giang, Tân Triều… Với hình thức phân cấp quản lý theo từng nhóm, cứ khoảng 30 tín đồ thì thành lập một sion, Hội Thánh Đức Chúa Trời đã khiến không ít gia đình lâm vào bi kịch đổ vỡ và đắng cay.

Ngoài việc đưa ra một thứ giáo lý quái dị, Hội Thánh Đức Chúa Trời còn quyên góp tiền bạc của các tín đồ rất nghiệt ngã. Khi đã tham gia, thì mỗi tín đồ phải tự nguyện kê khai thu nhập thường xuyên, và nộp 1/10 thu nhập hàng tháng để phục vụ giáo hội. Mỗi buổi nghe giảng giáo lý, mỗi tín đồ phải nộp thêm 50 ngàn đồng vào cái phong bì có in sẵn dòng chữ “Cha mẹ yêu anh em rất nhiều”. Nguồn thu tài chính ấy được sử dụng như thế nào thì hầu hết các tín đồ đều không hay biết. Thậm chí, nhiều tín đồ còn trở thành người làm công cho giáo hội, khi được người đứng đầu sion bố trí chạy xe ôm hoặc đi bán mỹ phẩm, để mỗi ngày đem tiền về giao nộp. Rõ ràng, đây là hình thức móc túi người nhẹ dạ cả tin theo hình thức phổ biến của các công ty kinh doanh đa cấp.

Nước ta chủ trương tự do tôn giáo, nhưng không thể dung túng cho tà đạo tác oai tác quái. Một thứ giáo lý bịp bợm và một mô hình mờ ám, không thể xem như một tôn giáo đúng nghĩa “tốt đời đẹp đạo”. Khi mê muội bị cuốn vào guồng quay tăm tối của Hội Thánh Đức Chúa Trời, thì không khác gì bán rẻ cuộc đời và bán rẻ tương lai. Bên cạnh ý thức tự vệ ở mỗi người dân, các cấp chính quyền cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn vòi bạch tuộc của tà đạo!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm