| Hotline: 0983.970.780

Khủng hoảng cô dâu: Cô dâu tâm thần vẫn đắt hàng

Thứ Hai 14/12/2015 , 07:35 (GMT+7)

Đối mặt với nguy cơ độc thân cả đời, nhiều đàn ông ở nông thôn Trung Quốc đã đi tìm vợ từ các nước láng giềng như Myanmar, Việt Nam và gần đây nổi lên cái tên Campuchia. 

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, mới đây, một đường dây tội phạm chuyên buôn bán phụ nữ bị bệnh thần kinh hoặc tàn tật bị phát giác ở Trung Quốc.

Băng nhóm trên tìm kiếm phụ nữ trẻ có vấn đề về thần kinh hoặc bị tàn tật ở các vùng nông thôn thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây và tỉnh Quảng Đông, trả tiền cho cha mẹ họ và hứa sẽ tìm cho họ một người chồng tốt.

Rồi sau đó họ đưa những phụ nữ đáng thương này tới tỉnh Sơn Đông, bán cho những người đàn ông độc thân lớn tuổi ở vùng Liêu Thành và Lâm Thanh.

Ở Sơn Đông, những phụ nữ tâm thần bị nhốt trong một chuồng lợn để đợi các “khách hàng tiềm năng” tới xem mặt. Hầu hết người “mua hàng” đến từ các gia đình nghèo ở khu vực miền núi.

Họ biết nhóm phụ nữ có vấn đề về thần kinh nhưng họ không quan tâm. Điều họ cần biết là cô gái kia có biết đẻ hay không mà thôi.

Khi cảnh sát bắt những kẻ phạm tội và giải cứu các nạn nhân, đưa họ về nhà, một số gia đình thậm chí không muốn tiếp nhận con mình.

Hành trình phá án

Ngày 8/2/2015, trên hành trình từ thành phố Nam Ninh tới Trường Xuân, con tàu ghé lại ga Liêu Thành, Sơn Đông. Người ta thấy trong số hành khác có một phụ nữ biểu hiện không bình thường.

Cô gái bị hai đàn ông kèm hai bên. Và cảnh sát xuất hiện. Sau khi thẩm vấn, họ nhận thấy cô gái dường như bị tâm thần và đang bị mang đi bán.

Sau đó cảnh sát phát hiện thêm rằng hai người đàn ông kia là thành viên một băng nhóm chuyên buôn bán phụ nữ tâm thần.

Tôn, một nông dân chuyên nuôi lợn ở Sơn Đông có vai trò kết nối với “khách hàng”. Khi có đơn đặt hàng, họ Tôn sẽ thông báo với một người trung gian họ Phạm, rồi người này lại gọi một người họ Phó ở Quảng Tây.

Phó lại thông báo với một người họ Lạn và bà mối này sẽ điều thêm hai phụ nữ khác đi tìm “hàng” ở nhiều làng trong vùng.

Thường thì bà mối sẽ thuyết phục cha mẹ cô gái rằng họ có thể tìm được chồng tốt cho con gái họ và còn trả 5.000 nhân dân tệ (khoảng 786 USD) khi đưa con gái họ đi.

“Khi chúng tôi hứa gả chồng cho cô gái, cha mẹ cô ta thường ít khi hỏi nhiều. Điều họ muốn là gả phắt đứa con đi cho xong”, Lạn nói với cảnh sát.

Bà ta nói, đối với hầu hết các gia đình nghèo, người có bệnh tâm thần là một gánh nặng và gia đình chỉ mong thoát khỏi cô ta càng nhanh càng tốt.

Theo cảnh sát, bà mối được nhận khoảng 2.000 nhân dân tệ cho mỗi phi vụ thành công. Nhưng muốn đưa một cô gái đi khỏi chuồng lợn của nông dân họ Tôn, khách hàng phải trả 100.000 nhân dân tệ (khoảng 1.500 USD hay hơn 30 triệu đồng Việt Nam).

Từ năm 2013 đến nay, nhóm tội phạm đã bán trót lọt hơn 10 phụ nữ nhưng cảnh sát nói vụ việc chỉ là phần nổi của tảng băng bởi có rất nhiều vụ buôn bán tương tự chưa được phát hiện.

“Người mua cô dâu đều ở vùng nghèo, nơi ý thức pháp luật còn rất hạn chế”, Ngô Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học xã hội tỉnh Giang Tây, nói với hãng Tân Hoa Xã.

Trên báo chí Trung Quốc, những vụ việc tương tự không hiếm. Hồi tháng 8/2014, một băng nhóm buôn bán phụ nữ với 8 thành viên bị bắt ở tỉnh An Huy. Hầu hết nạn nhân bị thiểu năng trí tuệ, theo Nhật báo Kinh doanh An Huy.

Trung Quốc từ lâu phải đối mặt với sự mất cân bằng giới tính, nam nhiều hơn nữ và 1/5 đàn ông nước này có nguy cơ ế vợ. Tuy nhiên, theo điều tra của Hoàn cầu thời báo, lý do chính khiến nhiều đàn ông ở tỉnh Hà Bắc không lấy được vợ là không có tiền trong khi chi phí để có vợ ngày càng tăng.

13-32-16_co-du-1
Một nhóm tội phạm chuyên lừa bán phụ nữ làm gái mại dâm hoặc bán các phụ nữ tâm thần làm cô dâu ở Nội Mông, Trung Quốc. Nhóm này bị bắt vào năm 2014. Ảnh SCMP/Tân Hoa Xã

Để có vợ, thông thường một đàn ông Trung Quốc, cụ thể là ở vùng nông thôn Hà Bắc phải có căn hộ thị trấn chứ không phải nhà ở làng, một xe hơi và tiền lót tay cho nhà gái khoảng 180.000 nhân dân tệ (gần 28.000USD).

Chính vì thế, đã nghèo mà lại muốn có người nối dõi, nhiều đàn ông phải tìm các cô gái tâm thần, miễn là có khả năng sinh sản.

Mờ mịt đường về

Chuyện phụ nữ tâm thần hay tàn tật bị hãm hiếp hoặc buộc phải có con thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc.

Lưu Hòa Nghị, nông dân 48 tuổi ở tỉnh An Huy đã ép buộc một phụ nữ thiểu năng trí tuệ sống với ông ta trong 13 năm, sinh ra 4 đứa trẻ.

Mới đây, Lưu bị bắt và chịu án 3 năm về tội hiếp dâm. Người phụ nữ được đưa vào trại tâm thần, bốn đứa con vào trung tâm bảo trợ xã hội.

Theo Tân Hoa Xã, một gia đình đã từ chối tiếp nhận lại con họ khi cô được cứu trong một vụ buôn người. Chỉ đến khi quan chức địa phương cam kết phê duyệt một khoản trợ cấp tối thiểu cho cô gái, cha mẹ cô mới chịu nhận cô về.

Trong một vụ khác, một người đàn ông họ La ở tỉnh Tứ Xuyên bị cảnh sát bắt sau khi ông ta bán vợ lấy 9.800 nhân dân tệ khi người vợ có biểu hiện tâm thần.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm