| Hotline: 0983.970.780

Kích hoạt trạm y tế lưu động, đội phản ứng nhanh ứng phó Covid-19

Thứ Sáu 05/11/2021 , 18:34 (GMT+7)

TP.HCM Giám sát diễn biến dịch bệnh mỗi ngày cho thấy số ca mắc Covid-19 mới có xu hướng tăng nhẹ, TP.HCM kích hoạt 40 trạm y tế lưu động, đội phản ứng nhanh.

Phát thuốc cho F0 cách ly tại nhà. Ảnh: HCDC.

Phát thuốc cho F0 cách ly tại nhà. Ảnh: HCDC.

Ngày 5/11, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đội phản ứng nhanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã có mặt tại xã Xuân Thới Thượng và Bà Điểm để tìm nguyên nhân vì sao số ca F0 mới tăng cao tại khu vực này. Đồng thời, yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Hóc Môn khẩn trương xử lý ổ dịch cộng đồng theo đúng hướng dẫn của Sở Y tế.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM phối hợp Cục Quân Y đã điều động 15 trạm y tế lưu động từ quận Bình Tân đến tăng cường cho huyện Hóc Môn. Đồng thời, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Hồi sức – Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện dã chiến số 14 tăng cường hội chẩn và hỗ trợ tiếp nhận các trường hợp F0 nặng cho BV huyện Hóc Môn.

Theo Sở Y tế TP.HCM nhận định, sau hơn 1 tháng thực hiện Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố tạm ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp. Giám sát diễn biến dịch bệnh mỗi ngày cho thấy số ca mắc mới đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong thời gian gần đây.

Việc hình thành các đội phản ứng nhanh cho hoạt động điều tra và kiểm soát dịch do HCDC đảm trách và kích hoạt các trạm y tế lưu động với lực lượng các y bác sĩ dự bị do các Trung tâm Y tế và các bệnh viện đảm trách. Đây là những hoạt động mới được triển khai của ngành Y tế TP.HCM đối với tại các địa bàn quận, huyện có số ca mắc mới tăng cao để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Thủ trưởng các cơ sở y tế kiên trì các biện pháp phòng chống dịch đã đề ra, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, và tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 .

Các bệnh viện thành phố và bệnh viện quận huyện và bệnh viện tư nhân lập danh sách nhân sự dự bị (bác sĩ, điều dưỡng) tham gia trạm y tế lưu động, chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ các quận, huyện kịp thời chăm sóc và quản lý F0 cách ly tại nhà khi được điều động.

Ngoài việc chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19, các bác sĩ và điều dưỡng được cử luân phiên công tác tại các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ba tầng.

Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các bệnh viện củng cố và duy trì khu cách ly điều trị Covid-19 tại mỗi bệnh viện theo mô hình đơn vị hoặc khoa Covid-19 để sẵn sàng tiếp nhận người nghi nhiễm Covid-19 khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện; các bệnh viện tầng 3 sẵn sàng tiếp nhận các người bệnh do tuyến dưới chuyển đến. Tất cả bệnh viện (tầng 2 và tầng 3) rà soát, bổ sung thuốc điều trị, dụng cụ, trang thiết bị y tế,… sẵn sàng cho công tác thu dung điều trị.

Đồng thời, chuẩn bị nhân sự sẵn sàng chi viện cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có sự điều động của Sở Y tế.

Đối với các trung tâm y tế và trạm y tế, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu quản lý cập nhật danh sách F0 trên địa bàn, báo cáo kịp thời số ca mắc về HCDC và Sở Y tế. Đồng thời, triển khai, tuân thủ nghiêm các quy trình xử lý F0 tại cộng đồng, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại cơ sở y tế; Triển khai và giám sát sự tuân thủ hướng dẫn phác đồ điều trị của nhân viên y tế tham gia chăm sóc F0; Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và hành động của mỗi người dân cùng chung sức, đồng lòng tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nhân viên y tế tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường tầm soát người đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, khi phát hiện chùm ca bệnh thì phải báo cáo nhanh cho HCDC kịp thời điều tra dịch tễ, phát hiện ổ dịch mới để xử lý kịp thời.

Khi phát hiện người mắc Covid-19 có dấu hiệu chuyển nặng (cần thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp) cần xem xét việc chuyển người bệnh đến các bệnh viện hồi sức COVID-19 để được điều trị kịp thời.

Khi tiếp nhận người mắc Covid-19, nếu phát hiện tuyến trước không xử lý đúng theo hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Covid-19 cần báo cáo ngay cho lãnh đạo bệnh viện để báo cáo về Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế có hướng xử lý.

Ngoài ra, khi tiếp nhận người mắc Covid-19, nếu phát hiện có chùm ca bệnh cần báo cáo ngay cho lãnh đạo bệnh viện để báo cáo về HCDC và Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế để có hướng xử lý.

Tính từ 16h ngày 4/11 đến 16h ngày 5/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 7.504 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 7.487 ca ghi nhận trong nước tại 60 tỉnh, thành phố. Riêng TP.HCM, trong 24 giờ qua ghi nhận 912 ca.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.