| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh ở Hà Nội

Thứ Hai 24/07/2023 , 14:04 (GMT+7)

Chợ là kênh phân phối khoảng 60% nhu cầu thực phẩm cho Thủ đô nhưng việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm lại nan giải hơn nhiều kênh siêu thị, cửa hàng.

An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh: TL.

An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh: TL.

UBND thành phố Hà Nội đang triển khai đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” với hàng loạt mục tiêu đến tháng 12/2025 có: 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các chợ đáp ứng yêu cầu và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư; 100% chợ xây dựng mới đáp ứng được các tiêu chí chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại; 100% chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và cơ bản đáp ứng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm…

Thành phố còn thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để cấp hoặc thu hồi biển nhận diện. Song song với đó tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhanh hằng ngày đối với thực phẩm kinh doanh tại chợ; kiểm tra việc chấp hành ký cam kết, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa của các cơ sở kinh doanh; kiểm soát chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào chợ; thiết lập đường dây nóng và công khai các cơ sở vi phạm…

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội có 455 chợ dân sinh trong đó có 15 chợ hạng một, 57 chợ hạng hai, 352 chợ hạng ba; Về chợ lớn có 2 chợ đầu mối là Minh Khai và phía Nam, cùng 3 chợ có tính chất đầu mối gồm chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở và chợ gia cầm Hà Vĩ. Phần lớn hàng hóa đổ về các chợ dân này được nhập từ các tỉnh, thành trong đó có một phần từ chính nông nghiệp Hà Nội sản xuất. Ngoài ra còn phần nhỏ là hàng nhập khẩu từ các nước trong đó chủ yếu là Trung Quốc.

Bởi sự đa dạng về nguồn gốc như thế nên khó kiểm soát khi có tới 30% các hộ kinh doanh không có hợp đồng mua bán, nguồn gốc các sản phẩm đang kinh doanh. Bên cạnh đó là sự xuống cấp về cơ sở vật chất, sự thiếu ý thức trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán và sự dễ dãi trong chọn lựa hàng của người tiêu dùng.

Tại một số chợ vẫn còn tình trạng thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm tươi sống được bày bán cạnh nhau, người bán dùng chung một găng tay để bốc hàng, thực phẩm không được che đậy hợp vệ sinh, để ruồi bọ bu. Hàng hóa còn tình trạng không nhãn mác, không nguồn gốc, xuất xứ, thành phần và không có thời hạn sử dụng.

An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh:TL.

An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh:TL.

Ngay cả chợ đầu mối Minh Khai cơ sở vật chất cũng không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra, giám sát về tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, về nguồn gốc xuất xứ chưa được Ban quản lý chợ cũng như các hộ kinh doanh ở đây quan tâm thích đáng. Hóa đơn, chứng từ nhiều khi còn không có đầy đủ hoặc không để ý trong việc lưu giữ để tiện cho việc kiểm tra về sau.

Chính vì những thực trang trên mà hàng loạt mục tiêu của đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025” trở nên khó thực hiện nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành.

Trong đó, quan trọng nhất là sự thống nhất của Hà Nội với các tỉnh thành, đơn vị nhập khẩu có cung ứng hàng nông sản cũng như chính vùng sản xuất của Hà Nội phải được giám sát tận gốc xem cách thức trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, chế biến ra sao.

Sở NN-PTNT Hà Nội cũng như đơn vị cấp dưới là Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội khi tiến hành liên kết chuỗi với các tỉnh thành cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể kiểm tra trên hệ thống mạng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

Thứ hai là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tại các chợ cũng như phổ biến cho người tiêu dùng. Thứ ba là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thứ tư là lắp đặt nhà xét nghiệm nhanh tại một số chợ để người tiêu dùng khi mua sắm có thể kiểm định nhanh chất lượng hàng hóa. Thứ năm là thực hiện phân cấp toàn diện công tác quản lý chợ cho các quận, huyện, thị xã để làm sao đảm bảo an toàn thực phẩm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.