| Hotline: 0983.970.780

Kiểm tra cống Cái Lớn - Cái Bé trước khi đưa vào vận hành

Thứ Ba 09/11/2021 , 18:40 (GMT+7)

Ngày 9/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đến kiểm tra công trình cống Cái Lớn - Cái Bé, trước khi đưa công trình vào vận hành.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên trái) dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra công trình cống Cái Lớn - Cái Bé trước khi được bàn giao, đưa vào vận hành chính thức. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên trái) dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra công trình cống Cái Lớn - Cái Bé trước khi được bàn giao, đưa vào vận hành chính thức. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể, đoàn đã đến kiểm tra các hạng mục quan trọng của công trình cống Cái Lớn – Cái Bé, xem các đơn vị liên quan vận hành đóng mở các cửa van, âu thuyền. Đây là hệ thống cống thủy lợi được đầu tư hiện đại, được vận hành đóng mở cửa van tại nhà điều hành trung tâm thông qua hệ thống điện tử hoặc điều từ xa trên thiết bị có kết nối internet. Ngoài ra, đoàn còn đến kiểm tra công tác lắp cửa van, vận hành thử cống âu thuyền Xẻo Rô (huyện An Biên, Kiên Giang).

Dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn giáp ra giữa 2 huyện Châu Thành và An Biên, tỉnh Kiên Giang. Được phát lệnh khởi công vào tháng 11/2019, đến nay công trình đã hoàn thành vượt tiến độ đề ra (kế hoạch là 24 tháng), riêng cống Cái Bé đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước 1 mùa khô (từ năm 2020).

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra việc lắp đặt cửa van, vận hành thử nghiệm cống Xẻo Rô. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra việc lắp đặt cửa van, vận hành thử nghiệm cống Xẻo Rô. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư 3.309,5 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị, tư vấn… là 2.718,5 tỷ đồng, còn lại là chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, nguồn dự phòng…

Khi đi vào vận hành, hệ thống sẽ giúp kiểm soát tốt nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn, lợ, ngọt lợ luân phiên. Vùng hưởng lợi của dự án với diện tích tự nhiên là 384.120 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241 ha. Kết hợp với tuyến đê biển Tây, tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng… Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Quy mô, công trình cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40m và khoang âu thuyền rộng 15m. Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 35m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có thiết kế cầu giao thông nông thôn.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công các vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé trên hệ thống điểu khiển điện tử, tại trung tâm điều hành. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công các vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé trên hệ thống điểu khiển điện tử, tại trung tâm điều hành. Ảnh: Trung Chánh.

Sau khi hoàn thành phần đầu tư xây dựng, Bộ NN-PTNT đã có quyết định giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi  vùng ĐBSCL cho Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, trong đó có công Cái Lớn - Cái Bé và cống Xẻo Rô.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo, các đơn vị được giao nhiện vụ tiếp nhận, khai thác các công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé và cống Xẻo Rô, phải có phương án vận hành theo các kịch bản đã đề ra. Cao điểm mùa khô chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 1-2 tháng, vì vậy không chỉ vận hành hiệu quả trong mùa khô để phòng chống hạn, mặn xâm nhập, mà còn phải có kịch bản cho các mùa khác trong năm. Ngay từ bây giờ, phải vận hành thử để đánh giá thực tế tác động đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống dân sinh trong khu vực lân cận. Từ đó, để hoàn thiện quy chế vận hành, khai thác công trình một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.