| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang mở rộng diện tích liên kết sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn

Thứ Hai 15/08/2022 , 08:21 (GMT+7)

Kiên Giang mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, mở rộng diện tích liên kết sản xuất lúa đạt các tiêu chuẩn, để chế biến xuất khẩu vào thị trường khó tính.

Đầu tư chế biến sâu, bao tiêu sản phẩm

Mới đây, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An và Sở NN-PTNT Kiên Giang đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng cao trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn vùng Tứ giác Long Xuyên. Đây là đơn vị lớn thứ 3, sau Tập đoàn Tân Long và Lộc Trời, thực hiện ký kết phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo tại tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích hàng trăm ngàn ha.

Ông Lê Hữu Toàn (hàng đầu, bên phải), Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang và ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An bắt tay ký kết phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo tại vùng Tứ giác Long Xuyên. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hữu Toàn (hàng đầu, bên phải), Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang và ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An bắt tay ký kết phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo tại vùng Tứ giác Long Xuyên. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, đơn vị bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Kiên Giang từ năm 2012, mà cụ thể là phát triển sản xuất lúa cánh đồng lớn. Phương thức đầu tư của Trung An với bà con nông dân là khép kín từ khâu giống, vật tư nông nghiệp, quy trình sản xuất đạt chuẩn và bao tiêu sản phẩm.

Trong năm 2021, Kiên Giang gieo trồng lúa với tổng diện tích là 715.700 ha và đã xây dựng được 783 cánh đồng lớn, diện tích gần 75.000 ha, trong đó số cánh đồng lớn được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ là 651 cánh đồng, diện tích 53.478 ha.

Theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT và của UBND tỉnh Kiên Giang về phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo tại vùng Tứ giác Long Xuyên, Trung An đã xây dựng phương án đầu tư, phát triển sản xuất nhằm đáp ứng vùng nguyên liệu của doanh nghiệp. Để phát triển vùng nguyên liệu 63.000 ha tại vùng Tứ giác Long Xuyên, Công ty Trung An sẽ đầu tư cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng máy bay không người lái trong sản xuất và làm theo quy trình hữu cơ.

Theo đó, nội dung hợp tác nhằm triển khai xây dựng và phát triển nông nghiệp sạch, xanh và bền vững tại vùng nguyên liệu lúa gạo, đảm bảo giảm chi phí trong sản xuất, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường để đảm bảo không gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất lúa gạo. Thông qua chương trình hợp tác, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học và thuốc BVTV sinh học… Nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất lúa gạo bền vững, an toàn theo định hướng hữu cơ và không sử dụng thuốc BVTV hóa học.

Cánh đồng lớn sản xuất lúa được Công ty Trung An đầu tư tại vùng Tứ giác Long Xuyên, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng máy bay không người lái trong sản xuất và làm theo quy trình hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Cánh đồng lớn sản xuất lúa được Công ty Trung An đầu tư tại vùng Tứ giác Long Xuyên, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng máy bay không người lái trong sản xuất và làm theo quy trình hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Ngoài phát triển vùng nguyên liệu, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An còn đầu tư hệ thống nhà máy chế biến chuyên sâu, nâng cao giá trị lúa gạo để xuất khẩu. Đồng thời, xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ để phục vụ sản xuất và cung ứng ra thị trường, nhằm mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu lúa gạo theo hướng hữu cơ.

Liên kết phát triển cánh đồng lớn

Theo ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, những năm qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng các chương trình, dự án theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh nâng cao năng lực sản xuất lúa hàng hóa, xây dựng và triển khai quy trình sản xuất lúa an toàn và bền vững. Đặc biệt, năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ chế biến và xuất khẩu, giai đoạn 2021-2025 với quy mô 123.000 ha. Đồng thời, tỉnh Kiên Giang đã và đang thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết xây dựng chuỗi nông sản.

Tại buổi lễ, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã ký kết với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam về việc cung ứng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học để phục vụ phát triển cánh đồng lớn sản xuất lúa hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Tại buổi lễ, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã ký kết với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam về việc cung ứng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học để phục vụ phát triển cánh đồng lớn sản xuất lúa hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Sản xuất lúa được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tiêu chuẩn hữu cơ, hiện đạt 2.889 ha, trong đó có 1.195 ha được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, 965 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và 729 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Theo ông Toàn, qua thực hiện cánh đồng lớn đã giúp nông dân nâng cao nhận thức trong liên kết làm ăn, thay đổi tập quán canh tác, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng thời, tạo thuận lợi cho ngành nông nghiệp, cũng như các địa phương kêu gọi doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh khẳng định, Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất cả nước và cây lúa được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Kiên Giang chú trọng xây dựng, mở rộng cánh đồng lớn, có sự liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp với tổ chức nông dân. Thời gian qua, tỉnh đã thành lập đoàn đi gặp gỡ doanh nghiệp, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn ký kết đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lúa tại vùng Tứ giác Long Xuyên.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…