| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua dự trữ thủy sản cỡ lớn

Thứ Bảy 09/05/2020 , 10:24 (GMT+7)

Đề xuất này được ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và XK thủy sản đưa ra trong hội nghị trực tuyến với Thủ tướng sáng 9/5.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và XK thủy sản. Ảnh: Báo Đầu tư.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và XK thủy sản. Ảnh: Báo Đầu tư.

Theo ông Hòe, dịch Covid-19 tác động mạnh đến nhiều quốc gia là thị trường chính tiêu thụ thủy sản đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp và nông, ngư dân trong chuỗi sản xuất thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, với phương châm vừa sản xuất vừa chống dịch, đến nay có thể nói ngành thủy sản Việt Nam đã vượt qua được dịch Covid-19 và đang hướng tới mục tiêu phục hồi nhanh với phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm nay không giảm so với 2019.

Cụ thể, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu dạt 8,6 tỷ USD, trong đó tôm đạt 3,8 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ 2019 để bù đắp cho phần thiếu hụt của xuất khẩu cá tra. Với ngành hải sản khai thác có thể duy trì mức 3,2 tỷ USD như năm ngoái.

Với những diễn biến thời gian qua, Hiệp hội nhận định có các cơ hội, thứ nhất sau các chính sách chống dịch hiệu quả, niềm tin của các nhà đầu tư, các tập đoàn bán lẻ  đối với thủy sản Việt Nam gia tăng đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp và người dân tin tưởng và tiếp tục thả nuôi, sản xuất trong dịch để có thể nắm bắt tốt các cơ hội sau dịch.

Bên cạnh đó, các quốc gia sản xuất thủy sản lớn đang bị kẹt trong dịch Covid-19 và có độ trễ đáng kể so với Việt Nam và đây cơ hội cho chúng ta. Cơ hội tiếp theo là chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu của thủy sản hầu như không phụ thuộc vào Trung Quốc và các ngành hàng phụ trợ phát triển tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong hoạt động.

Chưa kể đến, nhu cầu về thực phẩm, đặc biệt là thủy sản dự báo sẽ tăng mạnh sau dịch Covid-19.

Theo ông Trương Đình Hòe, trong ngắn hạn VASEP có 5 kiến nghị, thứ nhất đẩy mạnh hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp, trong đó Ngân hàng nhà nước nghiên cứu, hỗ trợ hạn mức tín dụng cho các đơn vị có nhu cầu thực sự mua các sản phẩm thủy sản cỡ lớn của nông dân để dự trữ, dành bán sau dịch.

Thứ hai, Chính phủ và các bộ hỗ trợ Bộ NN-PTNT đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hỗ trợ tối đa cho nông, ngư dân để có thể thả nuôi và khai thác biển trở lại từ tháng 5 để đón đầu cơ hội thị trường vào tháng 7-8/2020.

Thứ ba, hỗ trợ về an sinh, vốn để doanh nghiệp thủy sản có thể đẩy mạnh tuyển dụng lao động. Thứ tư, kiến nghị Chính phủ xem xét thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường dịch vụ công điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Cuối cùng, ông Hòe kiến nghị Chính phủ hỗ trợ chính sách để doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện hạ tầng để đón nhận dự án đầu tư nuôi do dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, ví dụ như đầu tư kho lạnh để trữ hàng.

Về lâu dài, Tổng Thư ký VASEP đề xuất thêm cần có sự hỗ trợ để các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển thị trường, hỗ trợ phát triển và tăng sức cạnh tranh cho ngành thủy sản, tiếp theo là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nuôi trồng và nghiên cứu và xây dựng chiến lược đầu tư cho nông thủy sản khu vực biên giới để phát triển thị trường Trung Quốc bền vững hơn nữa.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Nông nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng cho Nghệ An

Năm 2024, ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp đà thắng lợi toàn diện, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Đồng Xoài sẽ là đô thị 'hiện đại, sinh thái, thông minh'

Đó là kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, Chính quyền tỉnh Bình Phước tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (26/12/1974 - 26/12/2024).