| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị sớm tiêm vacxin phòng Covid-19 cho học sinh

Thứ Bảy 28/08/2021 , 15:04 (GMT+7)

Đối với năm học 2021-2022, Chính phủ sẽ có giải pháp cho năm học mới, bảo đảm an toàn trường học, gắn với việc tiêm vacxin phòng Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (giữa) chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 sáng ngày 28/8. Ảnh: Bộ GD-ĐT.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (giữa) chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 sáng ngày 28/8. Ảnh: Bộ GD-ĐT.

Sớm tiêm vacxin phòng Covid-19 cho học sinh 

Sáng 28/8, Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), năm học 2020 - 2021, dịch Covid-19 xuất hiện trở lại và bùng phát ở hầu hết các tỉnh, thành phố, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, an sinh xã hội. Thời gian trẻ em mầm non phải ở nhà trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi.

Các cơ sở Giáo dục phổ thông tổ chức dạy học trực tiếp tại trường khi có đủ điều kiện và dạy học trực tuyến, trên truyền hình, qua mạng internet khi thực hiện giãn cách nên chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng.

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận giáo viên, kĩ năng tự học của một bộ phận học sinh, sinh viên và phát triển nguồn học liệu số phục vụ dạy và học trực tuyến chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở Giáo dục phổ thông bắt buộc phải dạy học trực tuyến, trên truyền hình, qua mạng internet. Ảnh minh họa.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở Giáo dục phổ thông bắt buộc phải dạy học trực tuyến, trên truyền hình, qua mạng internet. Ảnh minh họa.

Để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, Bộ GD-ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành Y tế có giải pháp để sớm thực hiện việc tiêm vacxin cho học sinh, trước mắt là học sinh trung học phổ thông.

Chính phủ xem xét, bố trí kinh phí để ngành Giáo dục thực hiện các giải pháp chuyển trạng thái hoạt động thích ứng với dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học.

Trước mắt tập trung xây dựng hệ thống bài giảng trên truyền hình, bài giảng điện tử, kho học liệu số dùng chung cho học sinh phổ thông cả nước; tập huấn giáo viên về kĩ năng dạy và quản lý lớp học trực tuyến; đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học trong năm học.

TP. HCM tính phương án kéo dài năm học

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết: Do tình hình dịch Covid-19, năm học 2021-2022 tại TP. HCM không thể bắt đầu theo hình thức trực tiếp.

Thành phố đã chỉ đạo tăng cường xây dựng kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với thực tế và chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho việc học trực tuyến hết học kỳ I.

Các địa phương kiểm soát dịch tốt sẽ tổ chức dạy trực tiếp ngay khi đủ điều kiện, tận dụng tối đa thời gian dạy trực tiếp, đặc biệt với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và lớp cuối cấp.

Ngoài ra, Thành phố đã chỉ đạo tiêm vacxin phòng Covid-19 đầy đủ cho giáo viên khi trường học tái mở cửa. Tiến hành tiêm vacxin cho học sinh ở độ tuổi phù hợp với các quy định của ngành Y tế.

Chỉ đạo các trường nắm thông tin hoàn cảnh của học sinh để thống kê trường hợp khó khăn khi học trên Internet, từ đó có giải pháp hỗ trợ cụ thể như kết nối nhà hảo tâm hỗ trợ tài chính, trang thiết bị học tập. Những học sinh này sẽ có phương pháp kiểm tra, đánh giá riêng khi có điều kiện học trực tiếp.

Ông Dương Anh Đức cũng đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét phương án kéo dài năm học để đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt với khối lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Xây dựng phương án hỗ trợ tài chính cho sinh viên, đặc biệt những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Bước vào năm học mới, ngành Giáo dục sẽ triển khai một số nhiệm vụ cấp bách nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bước vào năm học mới, ngành Giáo dục sẽ triển khai một số nhiệm vụ cấp bách nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thời gian tới, ngành Giáo dục cần lưu ý 2 vấn đề trọng tâm: Thứ nhất, giải quyết các vấn đề của kế hoạch năm học 2021-2022. Thứ hai là giải quyết các vấn đề đang còn tồn tại của ngành, gắn với mục tiêu thực hiện các nghị quyết về phát triển giáo dục.

Đối với năm học 2021-2022, Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới, bảo đảm an toàn trường học, gắn với tiêm vacxin.

Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ GD-ĐT triển khai tiêm vacxin cho trẻ em; dựa trên căn cứ khoa học và độ tuổi tiêm vacxin để tính toán phân bổ, có kế hoạch tiêm vacxin cho phù hợp.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.