| Hotline: 0983.970.780

Bậc THPT, THCS ở TP.HCM bắt đầu năm học mới từ 1/9

Thứ Sáu 20/08/2021 , 07:50 (GMT+7)

UBND TP.HCM vừa chính thức ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Theo đó, bậc Tiểu học, thời gian bắt đầu năm học 2021-2022 từ ngày 8/9 đến 19/9, tổ chức lớp, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập trên internet và củng cố kiến thức.

Học kỳ 1 bắt đầu từ ngày 20/9/2021 đến 22/1/2022 (18 tuần thực học). Học kỳ 2 bắt đầu từ ngày 24/1/2022 đến 28/5/2022 (17 tuần thực học). Kết thúc năm học từ ngày 29 đến 31/5/2022. Xét hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 30/6/2022.

Bậc THCS và THPT, các trường tổ chức lớp, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập trên internet và củng cố kiến thức bắt đầu từ ngày 1/9 đến 5/9. 

Học kỳ 1 bắt đầu từ ngày 6/9/2021 đến ngày 15/1/2022 (18 tuần thực học và 1 tuần dự trữ). Học kỳ 2 bắt đầu từ ngày 17/1/2022 đến ngày 28/5/2022 (17 tuần thực học và 1 tuần dự trữ). Kết thúc năm học từ ngày 29 đến 31/5/2022. Các trường THCS xét tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6/2022.

Hệ giáo dục thường xuyên, bắt đầu năm học từ ngày 1/9/2021. Học kỳ 1 từ ngày 6/9/2021 đến ngày 15/1/2022 (16 tuần thực học và 3 tuần dự trữ). Học kỳ 2 từ ngày 17/1/2022 đến ngày 28/5/2022 (16 tuần thực học và 2 tuần dự trữ). Xét tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6/2022.

Dự kiến, thời gian hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2022-2023 sẽ trước ngày 31/7/2022.

Các ngày nghỉ lễ được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hàng năm của Trung ương và TPHCM.

Thủ trưởng các cơ sở giáo dục chủ động chỉ đạo việc dạy bù, dạy học trên internet đối với các trường hợp phải tạm dừng việc dạy học (vì lý do thiên tai, dịch bệnh...), đảm bảo thời gian thực học theo quy định.

Năm học 2021-2022, học sinh TP.HCM sẽ nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày 29/1/2022 (tức 27 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 6/2/2022 (mùng 6 tháng Giêng Âm lịch).

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, trong tình hình hiện nay, năm học mới tại TP.HCM không thể bắt đầu bằng hình thức trực tiếp.

Hiện nay, có 249 trường đang sử dụng làm nơi cách ly, 453 trường hỗ trợ hoạt động xét nghiệm, chích ngừa; có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1. Trong thời gian tới, chưa thể bàn giao các cơ sở giáo dục đã được các địa phương sử dụng trong phòng, chống dịch bệnh để tổ chức giảng dạy.

"Công tác chuẩn bị năm học mới còn rất nhiều khó khăn. Nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngừng. Công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, công tác tuyển dụng giáo viên đều bị chậm hơn so với dự kiến. 

Vì vậy, ngành Giáo dục TP.HCM đã dự kiến và xây dựng các phương án để tựu trường, khai giảng trực tuyến, học sinh sẽ bắt đầu năm học mới bằng hình thức học trên môi trường internet; chỉ đạo các nhà trường xây dựng các bài giảng trên môi trường internet cho cả học kỳ I của năm học 2021-2022", ông Hiếu nói.

Riêng bậc học mầm non, do đặc thù phải dạy - học trực tiếp (giữ, giáo dục và chăm sóc trẻ), có thể bắt đầu và kết thúc năm học với thời gian riêng, chậm hơn bậc học phổ thông. Trong thời gian chưa thể bắt đầu đi học, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức cho giáo viên xây dựng các đoạn phim ngắn hướng dẫn trẻ sinh hoạt, vui chơi, giáo dục kỹ năng với sự tham gia, phối hợp của phụ huynh.

Khi Thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành GD-ĐT TP.HCM sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cho trẻ đến trường, tranh thủ cho khối lớp 1, 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp để học trực tiếp; các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại. 

Trường hợp việc học trực tuyến kéo dài, TP.HCM sẽ tính toán tham mưu sử dụng các tuần dự trữ, kéo dài thêm năm học, nhất là cho các lớp 1,2 và đầu cấp để đảm bảo chương trình và kết quả học tập.

Liên quan đến công tác tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và không chuyên của trường chuyên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, TP.HCM không thể tổ chức vòng thi tuyển như những năm trước, do đó TP.HCM đã điều chỉnh phương thức tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2021 – 2022.

Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình Thường trực UBND TP.HCM cho phép, xét tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu được giao, đồng thời bổ sung thêm 10% chỉ tiêu tuyển sinh các lớp chuyên, lớp không chuyên trong trường chuyên năm học 2021 – 2022 trên toàn Thành phố. Trong trường hợp số lượng xét tuyển vượt quá số học sinh chuyên theo quy định là 35 học sinh/lớp, các em được tuyển bổ sung sẽ không được hưởng chính sách tài chính của các học sinh chuyên.

Về sách giáo khoa, đang gặp khó khăn trong phân phối do không nằm trong danh sách mặt hàng thiết yếu. UBND TP.HCM đã chỉ đạo các Sở ngành liên quan phối hợp, tạo điều kiện để vận chuyển sách giáo khoa đến các trường và hướng dẫn phụ huynh học sinh đăng ký để nhận sách đảm bảo có sách giáo khoa trước ngày bắt đầu năm học mới.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất