| Hotline: 0983.970.780

Kiến tạo không gian cho nước, ứng phó ‘thuận thiên’ với ngập đô thị

Thứ Ba 05/12/2023 , 10:00 (GMT+7)

ĐBSCL Để tăng khả năng ứng phó với tình trạng ngập đô thị, chuyên gia cho rằng cần kiến tạo không gian cho nước, phát triển đô thị theo hướng xanh, sinh thái, bền vững.

13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL hiện đều có nguy cơ ngập, trong đó một số đô thị lớn, trung bình có nguy cơ ngập cao. Cụ thể, TP Rạch Giá, TP Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, TP Ngã Bảy và TP Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang nguy cơ ngập đô thị rất cao từ 85 – 90%; tại TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau từ 60 – 70%; TP Sóc Trăng của tỉnh Sóc Trăng, nguy cơ thấp hơn từ 10 – 20% và TP Cần Thơ là 5 - 10%.

Chia sẻ tại Tọa đàm “Đô thị ĐBSCL trước tác động của biến đổi khí hậu” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, TS Đinh Diệp Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu BĐKH, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng cần kiến tạo một không gian cho nước để giải quyết bài toán ngập đô thị. TS Tuấn đánh giá, đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp các đô thị vùng ĐBSCL nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Kiến tạo không gian cho nước là giải pháp quan trọng giúp các đô thị vùng ĐBSCL nâng cao khả năng chống chịu với tình trạng ngập lụt. Ảnh: Kim Anh.

Kiến tạo không gian cho nước là giải pháp quan trọng giúp các đô thị vùng ĐBSCL nâng cao khả năng chống chịu với tình trạng ngập lụt. Ảnh: Kim Anh.

Không gian cho nước được xem là nguồn lực tự nhiên đóng góp cho khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai, đặc biệt là vấn đề về ngập đô thị. Do đó, TS Tuấn cho rằng, việc áp dụng những giải pháp tăng không gian cho nước là yếu tố then chốt.

Chuyên gia này bày tỏ quan ngại, một đô thị khi xây dựng hệ thống đê bao sẽ có khả năng chống chịu được tình trạng ngập do triều cường dâng cao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, khi xuất hiện các trận mưa cực đoan ngay tại vùng lõi đô thị, để giải quyết bài toán nguồn nước chảy tràn sinh ra từ những trận mưa này lại chưa có giải pháp triệt để.

Do đó, quan điểm của TS Tuấn là cần có một không gian cho nước, từ đó cơ quan chuyên môn sẽ điều tiết được lượng nước mưa chảy tràn. Ngoài ra, với đặc thù là vùng sông nước, hệ thống kênh rạch tự nhiên chằng chịt, không gian nước sẽ góp phần điều tiết khí hậu, khai thác vào nhiều mục đích khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Điển hình, phát triển thương mại, dịch vụ, khai thác tuyến du lịch trên sông nước, khám phá những nét đặc trưng trong cộng đồng hay thành phố như một số quốc gia ở Hà Lan, Thụy Điển đã triển khai.

Ngoài các giải pháp công trình, để tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH cho đô thị, chuyên gia cho rằng cần kết hợp các giải pháp phi công trình. Ảnh: Kim Anh.

Ngoài các giải pháp công trình, để tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH cho đô thị, chuyên gia cho rằng cần kết hợp các giải pháp phi công trình. Ảnh: Kim Anh.

Đồng thời, các địa phương cần bảo tồn và giữ gìn những sông, kênh, hồ tự nhiên hay những không gian cho nước sẵn có, quản lý điều kiện vệ sinh môi trường, tránh tình trạng rác thải hay nước thải xâm nhập vào không gian cho nước này.

Liên quan đến vấn đề này, cũng tại buổi tọa đàm “Đô thị ĐBSCL trước tác động của BĐKH”, ông Nguyễn Quý Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ bày tỏ, việc đồng bộ các giải pháp ứng phó với BĐKH gắn liền với phát triển đô thị theo hướng xanh, sinh thái, bền vững là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ông Ninh đánh giá, một số yếu tố tác động bên ngoài lãnh thổ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến TP Cần Thơ. Những khu vực trữ nước trước đây đã mất đi sự điều tiết tự nhiên, do đó cần những giải pháp, kế hoạch hết sức căn cơ, thuyết phục, thiết kế cho 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có không gian dành cho nước để chủ động thích ứng và sống chung với BĐKH theo quan điểm thuận thiên.

Hiện nay, các giải pháp ứng phó chủ động của từng tỉnh, thành trong vùng sẽ tác động rất lớn đối với các địa phương còn lại. Đối với TP Cần Thơ, địa phương đã định hướng phát triển thành phố theo hướng sinh thái, thông minh, mang đậm đà bản sắc văn hóa sông nước. Ngoài ra, trong dự thảo Quy hoạch TP Cần Thơ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố cũng tính toán đến vấn đề bố trí không gian cho nước.

Đồng bộ các giải pháp ứng phó BĐKH gắn liền với phát triển đô thị theo hướng xanh, sinh thái, bền vững là định hướng mà TP Cần Thơ đã và đang triển khai thực hiện. Ảnh: Kim Anh.

Đồng bộ các giải pháp ứng phó BĐKH gắn liền với phát triển đô thị theo hướng xanh, sinh thái, bền vững là định hướng mà TP Cần Thơ đã và đang triển khai thực hiện. Ảnh: Kim Anh.

Trước tác động của BĐKH đến khu vực đô thị vùng ĐBSCL, Chính phủ đã phê duyệt các đề án quy hoạch đô thị. Có thể kể đến là Quyết định số 438/QĐ-TTg, ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030”.

Đề án hướng tới mục tiêu giúp đô thị chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên để cải tạo nâng cấp và phát triển đô thị. Quản lý, đầu tư, phát triển đô thị trong bối cảnh gia tăng nguy cơ rủi ro từ BĐKH. Đặc biệt là nâng cao nhận thức người dân, tăng cường sự phối hợp giữa địa phương trong điều hành, quản lý phát triển đô thị ứng phó với BĐKH.

Xem thêm
Kim ngạch song phương Việt Nam - Dominicana có thể đạt 500 triệu USD

Sáng 26/6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với đoàn đại biểu cấp cao Bộ Nông nghiệp nước CH Dominicana, do Bộ trưởng Limber Cruz dẫn đầu.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Nhiều dự án công trình giao thông giúp Bình Dương giải quyết ùn tắc

Những dự án cầu vượt, hầm chui ở các nút giao thông phức tạp sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm của Bình Dương.

Tác giả của 'quả bom bán bản quyền giống' nói về truyền thông chân chính

Lúc tôi sang trường, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm tất tả từ đồng về, mặt lo âu: 'Cô đang cho gặt dòng mẹ đóng bao chờ chở về nhưng gặp mưa sẽ phải hong đây'.

Bình luận mới nhất