| Hotline: 0983.970.780

Kiến tạo tương lai từ thương hiệu quốc gia

Thứ Ba 25/10/2022 , 11:14 (GMT+7)

Với chủ đề 'Kiến tạo tương lai', chương trình Thương hiệu quốc gia năm 2022 đã chọn ra 172 doanh nghiệp cùng 325 sản phẩm cho lễ công bố vào ngày 2/11 tới.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại buổi lễ. 

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại buổi lễ. 

Tại cuộc họp giới thiệu về Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8 năm 2022, Thứ trưởng Bộ Công thương, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Đỗ Thắng Hải chia sẻ, sau 19 năm hình thành và phát triển, chương trình thương hiệu quốc gia đã thu hút sự quan tâm và tạo được uy tín với doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

"Chương trình nhằm tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện trên cả nước, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế", ông Hải nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, thương hiệu quốc gia không đơn thuần là một giải thưởng, mà giống như bước khởi đầu cho một quá trình. Ở đó, doanh nghiệp cùng cơ quan quản lý chung tay xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lập thêm giá trị cho quốc gia

Đánh giá về dấu ấn của chương trình qua các lần tổ chức, Thứ trưởng Hải cho rằng thương hiệu quốc gia giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước "tăng sự nhận biết, tăng sự yêu thích với các sản phẩm Việt Nam".

Hiện sản phẩm "Made in Vietnam" có mặt tại hầu hết các nước, kể cả những thị trường khó tính. Đây là cơ sở để người tiêu dùng Việt Nam tự hào sử dụng hàng Việt Nam, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp trong nước có thêm nhiều chương trình xúc tiến hơn nữa để chinh phục người tiêu dùng nội địa. 

"Quan điểm của cơ quan quản lý là không làm thay doanh nghiệp, mà chỉ đứng ra bảo trợ, phối hợp doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm uy tín, tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường, cũng như trong lòng người tiêu dùng", Thứ trưởng Hải bày tỏ. 

Thông qua 3 tiêu chí cốt lõi, là chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, hội đồng xét duyệt đã chọn ra 172 doanh nghiệp, với 325 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022, từ hơn 1.000 hồ sơ xét duyệt ban đầu. So với năm trước, cả nước có thêm 48 doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam, tăng 38,7% so với kỳ xét chọn năm 2020.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) nhận xét: "Sự tăng trưởng này là minh chứng cho sức hút và tầm ảnh hưởng của chương trình đối với doanh nghiệp trong việc xúc tiến xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cũng như phát triển thị trường nội địa".

Thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia Chương trình là một quá trình để doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất, kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua bộ tiêu chí của chương trình.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.