| Hotline: 0983.970.780

Bão giá đất càn quét từ phố tới quê

[Kỳ 2] Ngư dân bán nhà tập làm giàu, dự án đóng băng bỗng trỗi dậy

Thứ Tư 14/04/2021 , 08:56 (GMT+7)

Điểm tư vấn, kí gửi đất xuất hiện bất cứ đâu. Tư vấn bất động sản tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu, quán tạp hóa, đến container dựng giữa bìa đất trống...

Dọc đường, mọi trụ điện đều đường dán biển quảng cáo về các dự án BĐS. Ảnh: Anh Thắng.

Dọc đường, mọi trụ điện đều đường dán biển quảng cáo về các dự án BĐS. Ảnh: Anh Thắng.

Dự án bất động sản “đắp chiếu” được dịp sốt trở lại

Vào đến TX Quảng Yên, băng rôn, khẩu hiệu của các dự án bất động sản được cò đất đưa ra càng làm tình trạng “sốt đất” trở nên khó kiểm soát. Qua tìm hiểu được biết, TX có một dự án khu dân cư Thống Nhất 2 và 3 được địa phương này quy hoạch rộng hơn từ năm 2019. Đến nay, Quảng Yên đã tổ chức đấu giá 3 lần với giá từ 10-12 triệu đồng/m2.

Theo một người dân địa phương, dự án này được TX Quảng Yên quy hoạch rộng hơn 10ha. Hiện, giá đất tại đây đang được nhóm môi giới làm giá với nhau bằng cách mua đi bán lại và đẩy lên mức 18-20 triệu/m2. Thậm chí có nhiều ô được chào bán 20-25 triệu/m2. Nhiều cò đặt cọc số tiền lớn để giữ đất, tìm khách hàng rồi lướt sóng ăn phần trăm chênh lệch.

Giá đất tăng chóng mặt nhưng lượng người mua đất đổ về khu vực này vẫn khá đông, trong đó có nhiều khách hàng đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh…

Cũng chỉ khoảng 2 tuần trở lại đây, có thêm nhiều thông tin về các dự án bất động sản khác được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, lập quy hoạch ở TX Quảng Yên khiến nhiều dự án “đắp chiếu” ở địa phương này bỗng sốt trở lại. Với chiêu thức kết nối các dự án, nhiều người đổ dồn nguồn vốn đầu tư với hy vọng “một vốn bốn lời".

Khắp nơi trên địa bàn TX Quảng Yên, nhan nhản cảnh cò đất “lộng hành” treo băng rôn, bản đồ quy hoạch phục vụ khách hàng đến xem. Nhiều nhóm cò làm nóng các dự án bằng cách tung tin đồn về một số dự án bất động sản của các tập đoàn lớn như dự án Hạ Long Xanh hay Khu kinh tế ven biển Quảng Yên sắp mở nằm sát "khu đất vàng". Từ dự án sẽ có tuyến đường lớn hoặc công trình công cộng, công viên nằm ngay trước mặt các thửa đất...

Đơn cử, Tại dự án Khu dân cư Cành Chẽ được khởi động từ đầu năm 2016, khi dự án khu dân cư này hoàn thành giá mỗi lô đất chỉ rơi vào tầm 1,2 - 1,5 triệu/m2. Thế nhưng, từ cuối năm 2019 tới nay, đất ở khu vực này có hiện tượng tăng giá lên gấp nhiều lần.

Hiện tại, giá đất tại đây dao động 12 - 15 triệu/m2, lô mặt đường hay vị trí đẹp, hai mặt tiền có giá 15 - 20 triệu/m2. Giá đất thổ cư dọc dự án trước không ai mua giờ cũng có giá từ 5-15 triệu/m2 tùy từng vị trí.

Đến những khu trung tâm, khi có thông báo về những “siêu dự án”, đi dọc tuyến đường từ khu đầm tôm vào xã Hoàng Tân, hàng chục tấm biển môi giới bất động sản, bán đất nền nằm quanh dự án mọc lên ở bất kỳ đâu, từ điểm bán lẻ xăng dầu, tiệm tạp hóa, đến một container dựng tạm giữa bìa đất trống, thậm chí, còn được đặt ngay đối diện trụ sở ủy ban xã Hoàng Tân. Đáng nói, những cơ sở này đều chưa được đăng ký thông qua chính quyền, thiếu quản lý, thiếu độ tin cậy.

Bán nhà để tập làm giàu

Hiện nay, TX Quảng Yên đang triển khai nhiều quy hoạch, dự án trọng điểm phát triển các khu công nghiệp. Việc một số đối tượng lợi dụng thông tin đẩy giá đất lên cao không chỉ ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân trong khu vực mà còn gây khó khăn trong công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và việc thu hút đầu tư vào các dự án trọng điểm của địa phương.

Mảnh đất cỏ mọc cao đầu của một hộ dân xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) được giao bán. Ảnh: Anh Thắng.

Mảnh đất cỏ mọc cao đầu của một hộ dân xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) được giao bán. Ảnh: Anh Thắng.

Bất lợi nhất với những người dân có nhu cầu mua đất ở thực sự sẽ khó tìm được những ô đất phù hợp với giá thực tế vào thời điểm đất Quảng Yên đang sốt ảo.

Từ khi cơn bão bất động sản ập tới làng, trong gia đình bà N.T.Q, thôn 2 xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên thường xuyên có những cuộc cãi vã nảy lửa. Bữa cơm đạm bạc với đầy đủ thành viên ngồi quây quần, sẻ chia tâm sự về công việc ha`ng ngày dần trở nên khó khăn. Đỉnh điểm vào tuần trước, bà Q buồn tủi trước quyết định của con trai, muốn bán toàn bộ số đất trong nhà để “tập làm giàu”.

Có một khoảng đất 100m2 xây dựng nhà và vườn do tổ tiên để lại. Khi có những thông tin về các dự án bất động sản trên địa bàn, cò đất khắp nơi đổ xô đến xã Hoàng Tân hỏi người dân mua đất. Có cậu học cùng cấp 3 làm nhân viên một sàn bất động sản, người bạn này đã bàn với con trai bà Q bán mảnh đất đang có để dồn vốn mua thêm đất của các hộ khác trong thôn để đầu tư.

“Không biết bạn nó bỏ bùa gì mà về nhà con trai tôi nằng nặc đòi bán nhà. Nó còn giải thích rằng, đất ở xã Hoàng Tân trước bán chẳng ai mua, giờ với giá mỗi nền cả tỷ bạc, bố mẹ bán nhà đi để tiền cho con làm vốn đầu tư, sau đó có tiền cả nhà lên thành phố sống cuộc sống sung túc.

Thấy con có ý chí tôi cũng mừng, khổ nỗi con tôi học hành ít, sợ họ lừa rồi chẳng có chỗ mà ở. Hơn nữa, đất các cụ để lại bao đời nay, bán đi sợ phải tội, khuyên mãi nó không nghe thành ra mâu thuẫn” bà N.T.Q tâm sự.

Cách đó không xa, ở thôn 4 xã Hoàng Tân, đôi vợ chồng trẻ anh H.V.K cũng đang chật vật tìm cho mình một miếng đất phù hợp để ra ở riêng. Nhưng xui xẻo cho anh không thể tìm được mảnh đất nào có giá tiền phải chăng vào thời điểm hiện tại. Giá bán cắt cổ ở khu vực khu dân cư khiến anh suy nghĩ đến những miếng đất rìa khu dân cư. Song, tính toán lại, anh làm việc đánh bắt xa bờ, mỗi chuyến đi nửa tháng trời, lúc vợ bầu bí thì chẳng có ai kề cận săn sóc.

Câu chuyện “an cư lạc nghiệp” tưởng chừng rất đỗi đơn giản với nhiều người, nhưng với anh K lại đầy căng thẳng và áp lực. Nghĩ cho cùng, người có nhu cầu chính đáng lại chẳng thể có nhà trước cơn sốt đất. Liệu trong thời gian tới, việc có nhà sẽ mãi trở thành ước mơ của những ngư dân trẻ xã Hoàng Tân khi thu nhập cả năm mới đủ vốn mua 3m2 đất.

Giá đất sốt cao tại xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên bởi địa phương nằm ở vị trí vàng, các nhà đầu tư đã và đang nghiên cứu quy hoạch, chuẩn bị triển khai các dự án lớn. Tại những dự án này, tình trạng mua đi bán lại đẩy giá đất cao gấp 2-3 lần so với thực tế. Thiếu quản lý từ chính quyền, tình trạng cò đất hoành hành tung tin đến người dân càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Có thể khẳng định, ngoài người đầu tư, bản thân nông, ngư dân ở các địa phương đang xảy ra tình trạng sốt đất mới chính là đối tượng dễ gặp bất lợi, rủi ro, bởi họ sử dụng nhà ở, đất nông nghiệp trở thành mối giao thương. Với tâm lý đám đông, hàng trăm hộ dân sẵn sàng bán toàn bộ tài sản nhưng không hiểu rõ về các quy trình, thủ tục mua bán nhà đất.

Về vấn đề này, TX Quảng Yên đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đất đai nhằm ngăn chặn "sốt đất ảo" tại TX Quảng Yên. Kiên quyết không chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các khu vực quy hoạch diện GPMB thực hiện các dự án trọng điểm. Không để người dân lấn chiếm, mua, bán đất trái phép; tiếp tục nắm bắt thông tin, điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có những hành vi đưa thông tin sai sự thật làm loạn giá đất.

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND TX Quảng Yên: Hiện nay, tình trạng sốt đất ảo tại Quảng Yên chủ yếu do các cò đất dùng chiêu trò thổi giá tung tin mập mờ về các dự án sắp triển khai nhằm thu hút khách hàng giao dịch bất động sản. Một số nhóm bất động sản liên kết mua đi bán lại đất qua tay nhau rồi tự nâng giá đất cao hơn gấp nhiều lần so với thực tế.

Được biết, Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh mà cò nói đến là dự án đã được quy hoạch với tổng diện tích đất sử dụng dự kiến trên 4.109ha, gồm khoảng 3.186ha thuộc các xã, phường Tân An, Hà An, Hoàng Tân, Liên Hòa (TX Quảng Yên), trên 923ha thuộc các phường Hà Khẩu, Đại Yên (TP Hạ Long).

Dự án với tổng mức đầu tư khoảng 232.369 tỷ đồng (tương đương khoảng 10 tỷ USD), trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 34.855 tỷ đồng (khoảng 15%), vốn huy động khoảng 197.514 tỷ đồng (khoảng 85%) và Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam có tổng mức đầu tư 500 triệu USD tại Khu Công nghiệp Sông Khoai, TX Quảng Yên.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm