| Hotline: 0983.970.780

Ký kết thỏa ước quản lý bảo vệ rừng Lung Ngọc Hoàng

Thứ Tư 25/12/2019 , 15:16 (GMT+7)

Thỏa ước được ký kết giữa Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp và các xã giáp ranh.

Lung Ngọc Hoàng là khu bảo tồn loài, sinh cảnh, có tổng diện tích hơn 2.805 ha.

Chiều 25/12, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Đồng thời ký kết thỏa ước quản lý bảo vệ rừng và PCCCR giữa Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với hạt Kiểm lâm và các xã giáp ranh.

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp và các xã giáp ranh ký kết thỏa ước quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn cho biết, Lung Ngọc Hoàng là khu bảo tồn loài, sinh cảnh, có tổng diện tích hơn 2.805 ha, trong đó diện tích vùng đệm là 8.836 ha. Vùng lõi được chia thành 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, Phân khu phục hồi sinh thái và Phân khu hành chính dịch vụ.

Địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là vùng trũng, thấp, được chia cắt bởi các kênh đào và lung bào tự nhiên, tiếp giáp với 4 xã lân cận, gồm: Hiệp Hưng, Phương Bình, Phương Phú (huyện Phụng Hiệp) và Tân Phú (TX Long Mỹ). Khu bảo tồn đã được quy hoạch chia thành 50 khoảnh, có đường giao thông xung quanh bờ bao, kênh, mương thủy lợi để lưu thông, vận chuyển và cung cấp nước phục vụ cho việc PCCCR, giữ ẩm cho chân rừng ở những tháng mùa khô.

Cú bắt tay của đại diện các bên trong buổi ký kết.

Hiện trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn còn 120 hộ dân sinh sống, việc đốt đồng để canh tác ở một số diện tích đất dân đang sản xuất lúa nằm xen kẽ trong rừng làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Các Tổ nhân dân tự quản, Tổ PCCCR và cá nhân được khen thưởng vì đã tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.

Theo ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thì “Vào những tháng mùa khô, các loại cây sậy, lách, cỏ năn, cỏ lát, cỏ mồm, choại, các loại dây leo, câu bụi và cành nhánh, lá tràm khô rụng xuống tạo thành lớp thực bì dày từ 25-30cm, rất dễ gây cháy. Trong năm 2019, Khu bảo tồn không để xảy ra cháy rừng, nhờ thực hiện tốt công tác vận động tuyên truyền, tuần tra bảo vệ, trực 24/24 trong những tháng cao điểm mùa khô, đầu tư công trình, máy móc thiết bị PCCCR”.

Các Tổ nhân dân tự quản, Tổ PCCCR và cá nhân được khen thưởng vì đã tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.

Tại hội nghị tổng kết, giữa Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp và các xã giáp ranh đã ký kết thỏa ước quản lý bảo vệ rừng và PCCCR năm 2020. Hiện bên trong và xung quanh Khu bảo tồn đang có 947 hộ dân sinh sống, chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo, lao động nông nghiệp phổ thông, phụ thuộc vào việc khai thác lâm sản phụ dưới tán rừng như: đốt ong lấy mật, đốn sậy, đánh bắt thủy sản, săn bắt động vật hoang dã.

Vì vậy, việc ký kết thỏa ước nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR đạt hiệu quả.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt hơn 19 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, do có sự chuẩn bị, dự báo chính xác nên 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 19 tỷ USD (tăng hơn 23%).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.