| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật nuôi cua và cá trê lai trong bể xi măng

Thứ Ba 02/08/2016 , 15:28 (GMT+7)

Cua và cá trê lai không nên nuôi cùng với nhau vì cá trê ăn tạp và thuộc nhóm cá dữ, khi đói cá trê sẽ ăn cua. Bể nuôi có thể xây xi măng hoặc lót bạt, tùy theo quy mô và đầu tư để xây dựng.

Hỏi: Xin cho biết kỹ thuật nuôi cua và cá trê lai trong bể xi măng?

Trả lời: Cua và cá trê lai không nên nuôi cùng với nhau vì cá trê ăn tạp và thuộc nhóm cá dữ, khi đói cá trê sẽ ăn cua. Bể nuôi có thể xây xi măng hoặc lót bạt, tùy theo quy mô và đầu tư để xây dựng.

Tuy nhiên mỗi bể trung bình thường từ 20m2 trở lên, bể nuôi cua cần rộng hơn trên 50m2 (cua tốt nhất là nuôi ao hoặc ruộng lúa - cua). Mật độ cá trê nên thả 30 - 50 con/m2; cua 20 - 30 con/m2; mức nước sâu 1,2 - 1,5m, chọn cỡ con giống đều nhau, màu sắc tươi sáng, không xây xát, không bệnh tật, phản xạ nhanh với tiếng động. Cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến; thức ăn công nghiệp có độ đạm trên 35%, cho ăn 3 -5% khối lượng cua, cá nuôi trong bể; thức ăn tự chế biến như cá tạp, ốc... 70%, cám ngô hoặc cám gạo 30%.


Hỏi: Ao 500m2, sâu 1,5m nước, thả 400 con cá trắm giống được 6 tháng, sau đó có biểu hiện cá bạc màu rồi chuyển màu trắng, con to bị trước. Bơm nước ở ngoài vào cá lại trở lại màu đen. Ngừng bơm nước chúng lại bị bệnh. Bị một vài con. Chưa dùng thuốc gì. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Theo mô tả có thể cá bị thiếu oxy, quan sát nếu buổi sáng sớm cá bị nổi đầu, nổi mạnh nhất vào lúc 4 - 5 giờ sáng là cá bị thiếu oxy trầm trọng, cần bổ sung nước mới ngay hoặc lắp thêm quạt khí, bơm nước nhân tạo… Chú ý khi cá nổi đầu do thiếu oxy phải giảm 30 - 50% thức ăn hàng ngày, khi cá ổn định mới cho ăn, bón thêm chế phẩm sinh học để phân hủy chất hữu cơ và tạo vi sinh vật có lợi cho ao.


Hỏi: Lợn 2 tháng tuổi, bị nổi sần màu đỏ ở khắp thân, bị 1 tuần, lây lan, đã dùng thuốc giải độc gan, nhưng không khỏi. Cả đàn lợn bị gần hết. Xin  hỏi cách khắc phục?

Trả lời: Nếu ghẻ lợn sẽ có biểu hiện ngứa và thường xuyên cọ tường, dùng thuốc điều trị dạng xịt hoặc tiêm theo khuyến cáo nhà sản xuất. Trường hợp do viêm da cần điều trị bằng kháng sinh, tắm sạch cho lợn, dùng khác sinh tiêm kết hợp bôi ngoài da, có thể kết hợp dùng Xanh Metyl len để bôi. Chú ý giữ vệ sinh chuồng trại thường xuyên cho đàn lợn.


Hỏi: Lợn nái mang thai 2 tháng, sau đó chuyển chuồng thì lợn bỏ ăn, đi ngoài phân táo. Lợn nái mang thai có tiêm được vacxin không, nếu được thì tiêm vào thời điểm nào?

Trả lời: Hiện tượng trên do stress, khẩu phần ăn chưa phù hợp, anh cần bổ sung thêm thức ăn xanh như rau, bèo thêm vào khẩu phần ăn, bổ trợ thêm các loại VTM như A, D, E. Lịch tiêm vacxin cho heo nái cần tham khảo:

+ Mang thai tuần thứ 10: SFV (dịch tả).

+ Mang thai tuần thứ 12: E.coli lần 1 + FMD (LMLM) (3 type hoặc 2 type).

+ Mang thai tuần thứ 14: E.coli lần 2.

+ Chú ý: Định kỳ vaccine AD (giả dại) tổng đàn nái và đực vào tháng 4, 8, 12 trong năm.


Hỏi: Ruồi đục quả là loài rất khó phòng trị, gây khó khăn cho người trồng cây ăn quả, xin cho biết cách phòng trừ hiệu quả?

Trả lời: Biện pháp phun thuốc hóa học hay treo bả dẫn dụ để diệt ruồi đục quả trong các vườn cây hiện nay còn nhiều mặt hạn chế, vì ruồi sinh sản nhanh và nhiều, mật số tập trung trong mùa quả chín có khi thành dịch hại trên cả vùng rộng lớn. Biện pháp đối phó hữu hiệu nhất có khả năng dập dịch ruồi đục quả trên diện rộng là dùng sản phẩm bả mồi dẫn dụ cả ruồi đực và ruồi cái: SOFRI PROTEIN 10DD. Đây là chế phẩm thủy phân các chất đạm (protein) có trong men bia (yeast) thành các amino acid - là thức ăn rất cần thiết và hấp dẫn cho cả ruồi đực và cái.

Cách pha chế: Mỗi chai thành phẩm dung tích 1 lít pha với 10 lít nước lã, cộng thêm 4 gói nhỏ (10 ml/gói) thuốc sát trùng Fipronil là đủ dùng cho 1ha vườn cây ăn quả cho một đợt phun.

Cách phun: Phun từng đốm nhỏ (khoảng chừng 25 - 50ml dung dịch/điểm) ở mặt dưới lá. Mỗi cây chỉ cần phun 1 đốm thuốc, phun 1 cây bỏ 1 cây để phun cây kế tiếp sao cho các đốm bả mồi cách nhau từ 8 - 10m và phân bố đều trong vườn.

Thời điểm phun: Nên phun vào buổi sáng 8 - 9 giờ là lúc ruồi hoạt động mạnh. Phun ngay sau khi cây thụ phấn cho đến gần thu hoạch. Các lần phun cách nhau 7 - 10 ngày.

Ưu điểm của sản phẩm:

+ Diệt được cả ruồi đực và ruồi cái.

+ Không lưu độc vì không cần phun lên quả.

+ Một người với 1 bình phun thông thường có thể phun 4ha vườn trong ngày vì cách phun từng đốm rải rác đơn giản.

+ Môi trường và sức khỏe con người không bị ảnh hưởng nhiều như cách phun bao trùm tán cây đối với các loại thuốc sát trùng khác.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất