1. Chọn và xử lý giống
Dưa leo (dưa chuột) hiện có rất nhiều giống lai F1 vừa có nguồn gốc trong nước lẫn nhập khẩu, phần lớn có nguồn gốc từ Thái Lan. Giống dưa leo (và một số giống rau khác) thay đổi nhanh như thời trang, chứng tỏ sức tiêu thụ lớn trên thị trường.
Hạt giống cần xử lý 2 sôi 3 lạnh trong 2 – 3 giờ và vớt ra cho vào khăn ấm ủ trong 2 ngày. Sau 2 ngày, thấy hạt nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.
Bầu đất cần được để trong nhà ươm tránh mưa, tưới giữ ẩm cho bầu đất 2 lần/ngày và chăm sóc trong 7 ngày có thể mang cây con ra ruộng trồng.
2. Chuẩn bị đất trồng
Dưa leo phát triển tốt trên các vùng đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mở cao, khả năng thoát nước tốt, nhưng tốt nhất là vụ ĐX từ tháng 11 đến tháng 2. Sau khi trồng 2-3 vụ, cần luân canh cây trồng khác.
Cần làm đất kỹ và phơi ải từ 7 – 10 ngày, bón vôi từ 800 - 1.000kg/ha và rải đều trên mặt ruộng. Sau khi bón vôi, nông dân tưới ướt và xới lại để trộn vôi vào đất, làm cho đất tơi xốp thêm.
Đất trồng dưa leo cần thoát nước tốt do đó nông dân nên lên liếp và đào rãnh trước khi trồng. Liếp cao cao 20 – 25cm, rộng 1.000 – 1.200 cm, rãnh từ 50 – 70cm để chứa nước tưới. Cần bón lót 20 – 25 tấn phân hữu cơ vi sinh Nasa Smart/ha, đảo đều và lắp đất. Phủ bạt loại 90cm, mặt đen của bạt nằm phía dưới, lấp đất 2 đầu để giữ bạt, dùng ghim giữ bạt hai bên đục lỗ khoảng cách 30 – 40cm.
3. Trồng và chăm sóc cây con
Cây con cần được tưới nước trước khi mang ra trồng trên liếp, nên xới đất lên để tạo độ xốp cho đất. Mỗi lỗ đặt 1 cây con và phủ lớp đất mỏng lên trên bầu cây con.
Trong 3 – 4 ngày đầu, nông dân nên tưới nước cho dưa leo bằng hệ thống tưới phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới vào lúc nắng nóng sẽ bị cháy lá cây con. Trong quá trình tưới nước cần theo dõi và thay thế những cây con bị chết, xấu, mọc không đều, làm sạch cỏ và kiểm tra sâu bệnh.
Khi dưa leo được 5 – 6 lá, nông dân tiến hành làm giàn mới có hiệu quả.
4. Bón phân
Trong quá trình xử lý đất, nông dân đã bón lót vôi và hữu cơ vi sinh Nasa Smart cho cây. Do đó cần phải tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu.
Bón thúc 1: khi cây được 5 – 6 lá, bón 100-150 kg Năm Sao Total Effects 20-20-15+TE /ha.
Bón thúc 2: sau lần thu trái đầu tiên, bón 150 – 180kg/ha Năm Sao chuyên dùng cho rau củ 15-9-17+TE.
Bón thúc 3: sau lần bón thứ 2 từ 20 – 25 ngày bón, bón 100 – 150kg/ha phân bón Năm Sao chuyên dùng cho rau củ 15-9-17+TE.
Cách bón:
Cách 1: Nên bón cách gốc 10 – 15cm, phủ lớp đất mỏng và tưới nước.
Cách 2: Có thể dùng cây nhọn đục lỗ cách gốc 10cm, sâu 8cm, phân bón được hòa vào nước với nồng độ loãng và tưới vào lỗ được đục. Tưới phân bón bằng cách này giúp cây dễ dàng hấp thu và tránh thất thoát phân bón do bay hơi hoặc đất giữ lại (đối với cây trồng thuộc họ bầu bí, hòa phân bón vào nước tưới giúp tránh gây hại đến gốc cây trồng).
5. Phòng trừ các sâu bệnh thường gặp
Trên thị trường hiện có rất nhiều thuốc phòng trừ dịch hại hiệu quả, tuy nhiên điều quan trọng nhất là sử dụng đúng thời gian cách ly được ghi trên nhãn.
6. Thu hoạch
Quả được thu hoạch tốt nhất khi được 4-5 ngày tuổi, thu quả vào buổi sáng, nên dùng dao cắt nhẹ tay khi hái quả. Nếu chăm sóc tốt, mỗi vụ có thể thu từ 20 – 30 đợt trái.
Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc và thu hoạch.