| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng cuối năm

Chủ Nhật 30/08/2015 , 07:35 (GMT+7)

Những tháng đầu năm 2015, cá tra, tôm là hai mặt hàng XK chủ lực của ngành thủy sản đều sút giảm về kim ngạch. Theo dự báo, dần về cuối năm, XK thủy sản có khả năng khởi sắc. 

Cá tra “vượt lên chính mình”

Từng gây ấn tượng với kim ngạch XK thủy sản năm 2014 hơn  7,9 tỉ USD, nhưng những tháng đầu năm 2015 nhịp độ tiêu thụ cá tra, tôm rất trầm lắng.

3 tháng đầu năm giá cá tra nguyên liệu ở mức 23.500- 24.500đ/kg, từ tháng 4 đến nay giảm xuống còn khoảng 20.000đ/kg. Tổng kim ngạch XK cá tra 5 tháng đầu năm chỉ đạt trên 616 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2014. 

Do cơ cấu thị trường XK và tỷ giá thay đổi cũng đã tác động mạnh đến sản xuất và tiêu thụ cá tra trong nước. Thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra, nhằm giải quyết những hệ lụy do biến động từ những năm trước, Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra ra đời.

Đây được xem là cây gậy pháp lý để lập lại “trật tự” ở vùng nuôi cá thương phẩm. Hiện nay xu thế các nhà máy chế biến cá tra tự hợp tác, hướng dẫn người nuôi gắn với thị trường, khuyến khích các DN gia tăng tỷ lệ sản phẩm tinh chế nhắm vào thị trường tiêu thụ các nước có thu nhập cao. 

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, sản lượng cá tra ổn định, thả cá nuôi mới hơn 1.950 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014; diện tích thu hoạch 1.850 ha, giảm 0,51%, sản lượng đạt trên 516.000 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ.

Đồng thời quy hoạch vùng nuôi linh hoạt, hạ chi phí, giảm giá thành SX và tùy theo khả năng mở rộng thị trường, từ đó có thể điều chỉnh tăng diện tích và sản lượng cá tra phù hợp vào những năm tiếp theo. 

Số hộ nuôi cá riêng lẻ giảm, nhiều người chuyển sang nuôi liên kết với DN hoặc vào HTX. Tính từ ngày 1/6 đến 18/7/2015, ở vùng ĐBSCL nuôi cá tra có đăng ký là 1.225 ha. Trong đó các DN đăng ký 1.080 ha, chiếm hơn 88% và số còn lại là nông hộ, chiếm hơn 11%.

Một giám đốc có vùng nuôi và nhà máy chế biến XK cá tra ở TP Cần Thơ nhận xét, cá tra có đường bơi riêng để vượt lên phía trước và không lo ngại đối đầu cạnh tranh với loài cá nào khác trên thế giới.

Thế nhưng yếu điểm cố hữu lâu nay mà nhiều người đã biết, đó là còn nhiều DN cá tra cạnh tranh theo kiểu không chỉ giẫm chân nhau mà còn triệt hạ lẫn nhau. Đó là lối kinh doanh tự mình giết mình.

Ngành tôm phục hồi

Sau 2 năm liên tiếp 2012- 2013 trên một số vùng nuôi tôm thâm canh ven biển ở ĐBSCL dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, đến đầu năm 2015, chuẩn bị vào vụ lại gặp thời tiết bất lợi. 

Trong 6 tháng đầu năm 2015 cả nước thả nuôi hơn 616.000 ha tôm, đạt 90% kế hoạch và bằng 96% so cùng kỳ 2014; sản lượng thu hoạch trên 230.900 tấn, chỉ đạt 32,5% kế hoạch và bằng 88% so với cùng kỳ. XK tôm ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ 2014.

Nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn sớm hơn cùng kỳ năm 2014, có lúc nhiệt độ tăng cao lên 38oC, độ mặn trên 32%0; mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm phát sinh dịch bệnh gây chết tôm.

Diễn biến trên thị trường từ cuối quí I/2015 xấu hơn, khi sản lượng tôm nuôi lẫn tôm khai thác biển ở các nước trong khu vực trúng đậm. Hệ quả nguồn cung tăng trong khi thị trường tiêu thụ vẫn yên ắng, tất yếu đẩy giá tôm trong nước giảm thấp.

Theo thông lệ, mức tiêu thụ thực phẩm tăng dần về cuối năm, nhất là thời điểm mừng Noel và năm mới. Ông Hồ Quốc Lực, TGĐ Cty CP Thực phẩm SAOTA (Fimex Sóc Trăng) cho rằng, điều cần suy nghĩ là tôm cá của nước ta sẽ được tiêu thụ ở mức giá nào.

Nói cách khác, muốn tăng sức sức cạnh tranh thì phải giải bài toán đầu tiên là làm thế nào để hạ giá thành nuôi tôm? Ông Lực phân tích: Giá thành tôm Việt Nam cao do các yếu tố đầu vào tăng như giống, thức ăn, thuốc thú ý, năng lượng, nhân công, đồng nội tệ mạnh...

12-25-46_vung-nuoi-tom-o-dbscl-dng-phuc-hoi-nh-le-hong-vu
Vùng nuôi tôm ở ĐBSCL đang phục hồi

So với các nước vốn là đối thủ cạnh tranh truyền kiếp với tôm Việt Nam như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan..., thì chi phí của họ thấp hơn và nhất là đồng nội tệ các nước này mất giá vài chục phần trăm thì chắc chắn giá tôm của ta mất sức cạnh tranh trầm trọng.

Tuy nhiên, thế mạnh con tôm Việt Nam nằm ở trình độ chế biến. Với tôm, tỷ lệ hàng tinh chế rất cao, sức cạnh tranh mạnh.

Đó là lý do vì sao nhà máy chế biến ở nước ta thu mua tôm cỡ 40 con/kg có giá 120.000 đ/kg (trong khi Ấn Độ chỉ khoảng 90.000 đ/kg ) mà vẫn tiêu thụ tốt, vì tôm Việt Nam được chế biến thành hàng cao cấp hơn.

Hiện nay tôm Việt Nam đều đã thâm nhập vào những thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, EU và các nhà NK rất tín nhiệm hàng Việt Nam. "Muốn tăng sức cạnh tranh, vấn đề cốt lõi là tôm sạch, kế tiếp là giảm giá thành. Làm tốt hai việc đó, chắc chắn kim ngạch XK tôm Việt Nam sẽ tăng đột biến”, ông Lực dự báo.

Hiện nay Thái Lan - đối thủ cạnh tranh hàng tinh chế đã hết ưu đãi thuế quan ở châu Âu. Trong khi Việt Nam có lợi thế này, do đó tới đây nhiều hệ thống phân phối lớn từ EU sẽ chạy qua mua tôm tinh chế Việt Nam, nếu không chuẩn bị chúng ta không đủ hàng sạch cung cấp cho EU.

Tại TP Cần Thơ, ngày 12/8 ông Nguyễn Chí Tâm, nguyên Tham tán Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết, một số mặt hàng nông sản đang là thế mạnh của Việt Nam như lương thực, trái cây… đã được XK sang nhiều nước nhưng tại Nga thì chưa được chú trọng.

Thuế suất về 0%, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, nhu cầu thị trường lớn, Nga đang cấm vận hàng hóa từ phương Tây, chính sách hướng Đông của Tổng thống Putin… chính là điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho DN Việt. Việc cấm vận tất cả các mặt hàng từ châu Âu vào Nga đã tạo ra một khoảng trống lớn về nguồn cung... 

Sắp tới, sau khi FTA ký kết sẽ thuận lợi hơn về mặt giá cả và không thuế. Nhưng kèm theo đó là việc kiểm tra VSATTP hết sức nghiêm ngặt. Hoa Kỳ cho biết, thuế chống bán phá giá không bị điều chỉnh bởi các điều khoản của TTP, tôm VN chỉ có lợi khi tham gia TPP là khả năng không còn bị VCD (thuế chống trợ giá).

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm