| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng từ mô hình trồng mướp đắng theo hướng hữu cơ

Chủ Nhật 14/04/2019 , 07:36 (GMT+7)

Với lợi thế thuận lợi về điều kiện tự nhiên, những năm qua nhiều hộ dân ở thôn Bản Cầy, xã Như Cố, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật để hình thành mô hình trồng mướp đắng tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là sản xuất trà mướp đắng theo hướng hữu cơ.

Mô hình trồng mướp đắng được triển khai tại HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố với diện tích 5000m2. Sau thời gian trồng thử nghiệm, nhờ tuân thủ đúng quy trình và kỹ thuật nên năng suất, sản lượng tăng đều so với các năm trước đây. Đặc biệt, mướp đắng không sử dụng thuốc BVTV đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Trồng mướp đắng đem lại thu nhập cao cho bà con

Anh Lường Đình Hùng thành viên HTX cho biết, mướp đắng là cây dễ trồng lại rất phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Hạt giống được ủ, ươm hom, đóng bầu, sau khi cây đã phát triển và cao tầm 10cm thì đem ra đất trồng. Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương là tre, nứa để làm giàn, hệ thống lưới che. Trong quá trình làm giàn lưu ý chỉ để giàn cao tầm 1,5m thuận tiện cho việc thu hoạch.

Đây là loại cây có sức sống khá dẻo dai và không hề tốn nhiều công chăm sóc. Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt luôn giữ độ ẩm khoảng 65%, chủ yếu bón bằng phân chuồng như phân trâu, bò. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh người dân thực hiện phương pháp dụ côn trùng và bắt sâu. Hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học như gừng, tỏi, ớt. Khoảng thời gian 120 ngày cây sẽ cho thu hoạch, trung bình cứ 1ha sẽ đạt năng suất 20 tấn quả, một năm thu hoạch 15 – 20 lứa. Sau đó, sản phẩm được người dân thu gom về, thái lát thủ công, sấy khô tư nhiên và đóng gói.

Kỹ thuật trồng đơn giản, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương nên chưa hề phát hiện ra sâu bệnh

Tham gia mô hình ngoài lợi ích về môi trường, bà con còn thấy rõ hiệu quả về kinh tế. Trước đây, với sản phẩm tươi người dân đem ra chợ bán với giá thành rất rẻ chỉ từ 7000 – 10.000 đồng/ kg. Tuy nhiên, khi chế biến sản phẩm thành trà giá thành của trà mướp đắng lên tới 500.000 đồng/ kg khô cao hơn gấp nhiều lần so với mướp đắng tươi thông thường. Đồng thời, vừa bảo quản được lâu mà lại dễ dàng vận chuyển. Nhờ đó, đã đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng cho bà con.

Hiện HTX Nông nghiệp Thanh niên Như cố đang sản xuất ra nhiều sản phẩm an toàn và hướng hữu cơ như trà mướp đắng, mật ong rừng, bún khô, rượu Khuổi Chủ, Gạo nếp nương ( khẩu nua rầy), rau củ quả (Rau Bò Khai, Dưa lê, dưa hấu, cà chua…). Đặc biệt, trong đó trà mướp đắng được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Bắc Kạn năm 2018. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nông sản sạch thì hiệu quả, giá trị lại càng cao và sản phẩm càng được nhiều người tiêu dùng biết đến, ưa chuộng.

Sản phẩm trà mướp đắng được bày bán trên thị trường

Anh Hà Văn Cường, GĐ HTX cho biết, theo nghiên cứu trà mướp đắng rừng rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc, phòng chống ung thư, bệnh tiểu đường, cao huyết áp…Ngoài ra, kỹ thuật trồng đơn giản, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng lúa ngô. Do đó, diện tích trồng trên địa bàn xã càng ngày càng tăng và góp phần tăng cho thu nhập cho người dân. Hiện, sản phẩm có mặt và được bày bán ở nhiều cửa hàng, siêu thị trong tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.