| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 08/08/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 08/08/2018

Lạ lùng thạc sỹ phòng chống tham nhũng!

Việc ngày 2/8 mới đây, khoa Luật thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội công bố chương trình đào tạo thạc sỹ về quản lý nhà nước và phòng chống tham nhũng đã khiến dư luận, đặc biệt là giới khoa học, ngạc nhiên.

Ảnh minh họa

Theo đại diện của khoa Luật, thì chương trình được xây dựng với mục tiêu đào tạo các chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu về lĩnh vực này ở Việt Nam như các cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng, các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp...

Nhưng, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra, đòi hỏi phải được giải đáp thỏa đáng. Thứ nhất là theo quy định của Bộ GD-ĐT, thì cử nhân ngành nào sẽ nghiên cứu, làm luận án thạc sỹ, tiến sỹ ngành đó. Vậy chỉ có những người có bằng cử nhân phòng chống tham nhũng mới đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu, làm luận án thạc sỹ phòng chống tham nhũng. Lấy đâu ra những cử nhân đó mà đào tạo, khi từ trước đến nay chưa có trường nào đào tạo loại cử nhân này?!

Thứ hai, không phải công chức nào cũng có thể tham nhũng. Phải là những công chức giữ những chức vụ rất cao, có đủ thẩm quyền ban phát, mới có thể và có điều kiện để tham nhũng, như ký cho cấp dưới lên chức, lên cấp, ký tiếp nhận người vào cơ quan, ký duyệt chi, ký thu hồi đất, giao đất, ký duyệt dự án, thậm chí ký ban hành những chính sách... Tóm lại là chữ ký của người đó có thể đẻ ra hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ, mang lại lợi ích khổng lồ cho nhóm này, nhóm nọ. Nay một thạc sỹ về phòng chống tham nhũng, nếu được nhận về làm cấp dưới những người “ngất ngưởng ngôi cao” như thế, liệu có dám đối mặt với họ để vạch tội họ, nếu họ tham nhũng, hay không?!

Thứ ba, tham nhũng là một tội hình sự, có mức án cao nhất lên đến tử hình. Một khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, thì điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự, đưa kẻ tham nhũng ra trước pháp luật là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Chỉ cơ quan này mới có đủ thẩm quyền và đủ nghiệp vụ để làm việc đó. Một thạc sỹ phòng chống tham nhũng làm gì có thẩm quyền đó, và làm gì có nghiệp vụ mà làm việc đó?!

Thứ tư, là cơ quan nào sẽ nhận những thạc sỹ phòng chống tham nhũng này, khi mà ngoài Cục Phòng chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra Chính phủ ra thì chẳng cơ quan nào có một phòng hay một ban chuyên về phòng chống tham nhũng cả. Hơn thế nữa, phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, của toàn thể hệ thống chính trị xã hội, chứ đâu phải việc của mấy ông thạc sỹ.

Tóm lại, nói như luật sư Nguyễn Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thì “Tôi không hiểu tại sao lại có chương trình đào tạo thạc sỹ phòng chống tham nhũng? Đào tạo để làm gì? Họ sẽ giữ vị trí gì?”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm