| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 08/10/2015 , 07:35 (GMT+7)

07:35 - 08/10/2015

Lại 'bài ca' đổ lỗi

Giống như bao nhiêu vụ việc khác, trước sự bạo hành trẻ em trắng trợn, tàn nhẫn ở nhà trẻ Sơn Ca (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) , “bài ca đổ lỗi” lại được cất lên./ Bé 15 tháng tuổi bị bảo mẫu trói chân tay, nhét giẻ vào mồm

Vụ cô bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) có hành vi bạo hành một cháu bé 18 tháng tuổi bằng cách giẫm lên người cháu bé, khiến cháu bé bị chết tức tưởi.

Vụ các bảo mẫu ở nhà trẻ tư nhân Phương Anh (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) bạo hành trẻ rất dã man như đánh đập, bóp cổ, dọa dìm nước… xảy ra chưa lâu.

Thì nay, dư luận lại một lần nữa nhói lòng trước vụ 3 cô bảo mẫu ở nhà trẻ Sơn Ca (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) có hành vi bạo hành rất dã man với một cháu bé mới 15 tháng tuổi, là cháu Cù Hoàng Phi Long.

Vụ việc được phát hiện như sau: Vợ chồng chị Đinh Thị Thúy Hằng và anh Cù Hoàng Thương gửi con mình là cháu Long vào cơ sở mầm non Sơn Ca. Ngay ngày đầu, khi đón con mình về, chị Hằng đã phát hiện cháu Long có những vết bầm tím trên người, và cháu trở nên quấy khóc, dù trước đó rất ngoan.

Liên tiếp những ngày sau vẫn thế, và thấy con mình thường giật mình, khóc thét trong đêm, chị Hằng đã kiểm tra qua camera giám sát, thì phát hiện ra trưa ngày 5/10, bảo mẫu Lê Thị Thu Hà kéo con mình vào một góc, lấy thìa inox đánh cháu.

Chiều cùng ngày, quá nóng ruột vì con, vợ chồng chị Hằng đến nhà trẻ Sơn Ca, thì phát hiện cháu Phi Long bị 3 bảo mẫu Nguyễn Tú Anh, Lê Thị Hoài Linh và Lê Thị Thu Hà trói chân tay, nhét khăn vào miệng, mặc cháu giẫy giụa trong đau đớn.

Bị phát hiện, 3 bảo mẫu vội tháo khăn, tháo dây trói, giấu dây nhằm phi tang. Vợ chồng chị Hằng lập tức báo sự việc lên cơ quan chức năng.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình vào cuộc, và phát hiện ra, cũng giống như nhà trẻ Phương Anh ở TP. Hồ Chí Minh, nhà trẻ Sơn Ca hoạt động từ năm 2014 đến nay, nhưng vẫn chưa có giấy phép.

Và cũng giống như bao nhiêu vụ việc khác, trước sự bạo hành trẻ em trắng trợn, tàn nhẫn này, “bài ca đổ lỗi” lại được cất lên.

Bà Trần Thị Sáu, Trưởng phòng GD-ĐT TP. Đồng Hới, tuy tỏ ra “rất tiếc vì đã xảy ra trường hợp đó”, nhưng vẫn khẳng định là mình làm đúng, là chỉ quản lý về chuyên môn.

Còn ông Nguyễn Văn Tuế, Chủ tịch UBND phường Nam Lý nơi có nhà trẻ Sơn Ca thì cho rằng vì phường rất thiếu nhà trẻ, nên đã cho 7 nhà trẻ thành lập, và UBND phường “chỉ quản lý về mặt nhà nước”…

Trước khi cấp phép cho một cơ sở giáo dục hay một nhà trẻ hoạt động, cơ quan chức năng và cơ quan có thẩm quyền phải xem xét rất nhiều vấn đề: Cơ sở vật chất của trường có đáp ứng được việc dạy và học không? Trình độ của Ban giám hiệu nhà trường có đủ so với quy định không? Trình độ của giáo viên có đủ để dạy không?

Thiếu một trong những thứ đó, thì không thể cấp phép. Bởi nếu cấp phép, thì phụ huynh gửi con vào đó khác gì “gửi trứng cho ác?”.

Cơ sở Sơn Ca chưa được cấp phép, nghĩa là chưa đáp ứng được những yêu cầu trên, nhưng vẫn hoạt động. Phòng GD-ĐT “quản lý về chuyên môn” nhưng sao lại đi “quản lý” cả những cơ sở chưa đủ điều kiện hoạt động như thế?

Một nhà trẻ không phép, hoạt động suốt từ năm 2014 đến nay, thế mà UBND phường vẫn làm ngơ, vẫn “quản lý về mặt nhà nước” đối với cơ sở này, thì lạ thật.

Không biết sẽ còn bao nhiêu nhà trẻ như Sơn Ca trên khắp đất nước này, và không biết sẽ còn bao nhiêu cháu bé vẫn đang bị những bảo mẫu ở đó bạo hành?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm