| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 22/01/2015 , 09:26 (GMT+7)

09:26 - 22/01/2015

Lại tăng thuế và phí xe?

Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh lại vừa đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý các phương tiện giao thông cá nhân, nhằm hạn chế ùn tắc giao thông.

Cụ thể là cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các phương tiện cá nhân, tăng phí trước bạ, phí đăng ký xe đăng ký mới, thu phí môi trường, cấp hạn ngạch cho phương tiện ở số lượng giới hạn mỗi năm, sở hữu phương tiện phải thông qua đấu giá, phải đóng bảo hiểm và phải nộp một khoản tiền để được quyền lưu hành xe… 

Bên cạnh đó là dùng các chế tài về kinh tế như thuế xăng dầu, lệ phí đường và phí đỗ xe, tăng phí trông giữ phương tiện trong khu vực nội đô đối với ô tô, xe máy. Ngoài ra còn quy định niên hạn sử dụng đối với các loại phương tiện…

Nếu tất cả những đề xuất trên được biến thành hiện thực. Rồi Hà Nội và các thành phố khác áp dụng theo, thì vấn đề đặt ra là có giảm được ùn tắc giao thông không?

Xin trả lời ngay là không? Bởi tắc đường có nguyên nhân khác.

Thứ nhất là hạ tầng giao thông đô thị hiện quá kém. Đất dành cho giao thông ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hiện chỉ khoảng 8%, trong khi yêu cầu là phải có 24 đến 26%.

Tại các đường phố lớn của Hà Nội cũng như TP Hồ Chí Minh hầu như chưa có bãi đỗ xe. Diện tích bãi đỗ xe của Hà Nội hiện là 0,3%, của TP Hồ Chí Minh là 0,8%.

Đất dành cho giao thông đã ít, bãi đỗ xe lại không có, xe đỗ tràn ra đường, thì tắc đường là lẽ đương nhiên. Lỗi đó là của Nhà nước chứ đâu phải của người dân.

Một khi đã hoàn thành đủ các sắc thuế cho Nhà nước, thì người dân có quyền yêu cầu Nhà nước dùng tiền thuế đó để quy hoạch, phát triển hạ tầng.

Thứ hai là giao thông công cộng quá kém, buộc người dân phải tự lo phương tiện đi lại của mình.

Một khi phương tiện giao thông công cộng quá kém, thì dù có đặt ra bao nhiêu là thuế, là phí, người dân cũng buộc phải è lưng mà cõng, để có phương tiện đi lại, với mục đích mưu sinh.

Chứ việc tăng thuế, tăng phí để buộc người dân không dùng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường, từ đó giảm được số lượng xe, là điều ảo tưởng.

Hậu quả là chỉ dân nghèo lãnh đủ. Còn với người giàu, thì thuế, phí tăng bao nhiêu, họ vẫn chịu được.

Theo thống kê, một đất nước 90 triệu dân, có diện tích 320.000 km2, mà hiện chỉ có 2 triệu ô tô cá nhân, trong khi thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc, có diện tích chỉ trên 16.000 km2, mà có đến 5 triệu ô tô cá nhân, thì đã thấm gì.

Tại sao không nghĩ được cách nào khác để tránh ùn tắc, mà chỉ nghĩ đến chuyện tăng thuế, tăng phí để hạn chế số lượng xe, dù biết rõ rằng tăng thuế, tăng phí cũng không hạn chế được.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô giai đoạn mới, đến năm 2035. Trong đó các cơ quan soạn thảo thì mong muốn duy trì chính sách ổn định để thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp này.

Như vậy, những đề xuất trên của Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh rõ ràng là mâu thuẫn với Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô giai đoạn mới của Chính phủ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm