| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ gà thả vườn ấp trứng

Thứ Ba 22/09/2015 , 07:10 (GMT+7)

Không chỉ cung cấp lượng trứng lớn làm thực phẩm cho người dân tại xã đảo Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai), trang trại của ông Lý Kế Thường còn là địa chỉ tin cậy, an toàn cung cấp gà giống chất lượng cao.

Xã Thanh Sơn như một ốc đảo, từng thuộc diện xã nghèo nhất nhì của Định Quán, với hơn 1.000 hộ nghèo. Nơi đây nằm tách biệt hoàn toàn với thị trấn Định Quán vì ngăn cách bởi sông Đồng Nai, mọi giao dịch theo đó phải chịu thêm chi phí của các bến phà. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn, khu vực này sản sinh ra nhiều tỷ phú.

Theo lời giới thiệu của cán bộ Trạm Khuyến nông Định Quán, tôi đến nhà ông Lý Kế Thường (tổ 1, ấp 7, xã Thanh Sơn). Không chỉ phát triển mô hình nuôi gà thả vườn quy mô lên tới gần 4 ha, với 1.200 con, ông còn định hướng kinh tế gia đình theo việc nuôi gà ấp trứng, cung cấp con giống cho người dân trong xã và các vùng lân cận.

Ngồi kể với chúng tôi với giọng hào sảng, ông Thường cho biết: “Gia đình tôi nuôi gà đến nay mới 5 năm nên tổng đàn chưa lớn. Tới đây tôi mở rộng thêm gần 2 ha đất nữa để thả đàn. Vừa có diện tích rộng cho gà có chỗ chạy nhảy, vừa có đất phát triển cây trồng”.

Sinh ra ở Thanh Hóa, song ông Thường lại theo gia đình ra Hà Nội từ khá sớm. Theo lời ông, những năm còn nhỏ và thời đi học, Hà Nội còn nhiều thiếu thốn. Ở đây làm cật lực từ sáng tới tối chỉ mong sao kiếm được chút tiền đong gạo. Khi ông lập gia đình, sức ép tài chính càng đè nặng, buộc phải tìm một hướng đi mới tại vùng đất mới.

Nhận lời mời của người em ở miền Nam, ông vào tham quan và tìm hiểu về SX nông nghiệp. Tới nơi, ông thực sự ngạc nhiên về cách làm ăn bài bản. Ông cho hay: “Trong khi ở quê tôi, người ta làm cực khổ để kiếm từng ngàn bạc, thì khu vực này họ nghĩ làm ra bạc, ra vàng. Nhận thấy sự phát triển đó, tôi quyết định luôn sẽ vào Nam lập nghiệp”.

Ông dồn tất cả vốn liếng mua được mảnh đất gần 1 ha ở xã Thanh Sơn. Ngày ngày, vợ chồng ông đi làm thuê cuốc mướn, tằn tiện, tích cóp từng đồng một. Dần dà có vốn, gia đình bắt đầu phát triển nông nghiệp.

Đầu tiên chỉ trồng cây thông thường như ngô, lúa và thuốc lá. Vốn là cựu sinh viên trường Lâm nghiệp, ông cũng có chút kiến thức về đi rừng, về nông nghiệp. Thành thử, cây trồng nào phát triển trên đất nhà, ông đều chăm sóc rất chu đáo. Không năm nào gia đình chịu thất thu, dù là thay đổi bất cứ loại cây trồng nào. Cứ như thế, ông Thường chắt chiu, tích góp và dần dà phát triển lên gần 4 ha đất. Thời điểm này, ý tưởng chăn nuôi bắt đầu được manh nha.

Phát triển mô hình gà thả vườn ấp trứng, ông đảm bảo được trên 80% lượng trứng ấp ra gà đạt chất lượng, con giống tốt. Nhờ đó, được bạn hàng tin cậy, con giống luôn có giá cao hơn. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi trên 200 triệu đồng. Từ một túp lều nhỏ thuở lập nghiệp, đến nay ông đã tậu được một căn nhà rộng lớn, khang trang cùng nhiều tiện nghi hiện đại.

Đầu năm 2010, ông được mời đi nước ngoài thăm các mô hình chăn nuôi hiệu quả. Được chứng kiến tận mắt, hỏi tận nơi từ quy trình nuôi, chăm sóc cho tới khi xuất chuồng, lại sẵn ý tưởng, ông quyết tâm bắt tay vào nghề chăn nuôi. Không chần chừ, ăn cái tết 2010 xong, đầu năm 2011, ông xây dựng chuồng trại, dọn dẹp vườn tược và thả 500 gà mái.

Dù thường xuyên đi học hỏi kinh nghiệm ở những hộ chăn nuôi lớn, nhưng ban đầu tích lũy chưa nhiều, ông nếm không ít thất bại. Đợt dịch cúm H5N1 năm 2013, gia đình ông mất sạch đàn gà thịt, bay biến hàng chục triệu đồng đầu tư. Dẫu vậy, sự quyết tâm của ông với nghề chăn nuôi thật đáng khâm phục. Ông vay vốn, chạy vạy khắp nơi, bắt đầu gây dựng lại.

Tập trung phát triển mô hình nuôi gà ấp trứng, bán con giống, ông phân khu chuồng trại gia đình mình làm 4 khu vực. Theo giải thích của ông, phân ra như vậy để từng đàn gà có "lãnh thổ" riêng, tự biết khu vực để nghỉ ngơi và cũng tiện quản lý, nếu để chúng lẫn lộn là lập tức đá nhau liền.

Ngoài ra, ông tự tay sáng chế tất cả đồ dùng phục vụ nuôi gà, từ chuồng trại, xây ổ ấp, cho tới cả 5 lồng ấp trứng. Trung bình, mỗi máy đạt công suất gần 11.000 trứng/tháng. Tuy vậy, những ngày gần đây, ông không đủ gà giống cung cấp cho thị trường, do nhu cầu người đặt hàng ngày càng tăng.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm