| Hotline: 0983.970.780

Làng quê hiu hắt những ngày sau tết cùng nỗi niềm người già

Thứ Ba 06/03/2018 , 07:15 (GMT+7)

Tết Nguyên đán đi qua, thanh niên các huyện của tỉnh An Giang lại gấp quần áo, xách giỏ, bắt xe đò lên lên các tỉnh miền Đông Nam bộ mưu sinh.

Đường cùng phải tha phương

Vừa giúp cha mẹ mâm chay cúng rằm tháng Giêng, anh Nguyễn Văn Hiền 26 tuổi ở ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa gói gém quần áo ngày mai bắt xe đò lên Bình Dương. Anh Hiền cho biết: “Sau khi học xong cấp 3, cha mẹ muốn em ở nhà lấy vợ. Nhưng do thiếu trước hụt sau, em phải gác ý định đó lại lên Bình Dương làm công nhân, kiếm ít tiền lo cho gia đình trước đã”.

Trong và ngoài xóm chỉ có cụ già và trẻ nhỏ

Trong và ngoài xóm chỉ có cụ già và trẻ nhỏ

Hiền kể tiếp: "Ở Bình Dương chạm mặt đồng hương cả ngày. Xa quê, bọn em nương tựa lẫn nhau, trai thì lấy vợ, gái lấy chồng sinh con đẻ cái gây dựng cuộc sống trên đó. Chắc em cũng theo gót thôi. Em làm thợ “chà nhám”, lương gần 7 triệu đồng/tháng. Ở nhà chỉ một công ruộng không đủ ăn anh ạ. Đã 4 năm rồi, cha mẹ em sống cảnh vợ chồng già. Tết năm nào em cũng về quê. Còn 2 chị của em, lấy chồng xa thì vài năm mới về một lần".

Đưa con ra thị trấn Phú Hòa đón nhà xe Hùng Cường chạy tuyến An Giang- Bình Dương, ông Sáu Ngán căn dặn: “Năm nay ráng kiếm lấy tấm chồng. Nếu đồng hương càng tốt, rồi tụi bây dẫn nhau về quê lập nghiệp. Nhà vắng người quá, cha mẹ già yếu ốm đau biết làm sao”. Người được cha dặn dò là chị Nguyễn Hà Mi, con gái út ông Sáu Ngán. Chị Mi sinh năm 1985, lúc trước phụ bán quán cà phê, thu nhập thấp, được bạn bè rủ rê em lên Bình Dương làm công nhân may.

Ông Sáu Ngán có 3 con gái, hai đứa con gái lớn đều lập gia đình ở xã khác, làm thuê làm mướn không đủ sống. "Tụi nó thấy con Mi làm trên Bình Dương ổn định nên lại đi theo. Làm giấy tờ xong, mấy đứa lại lên đường, để lại đàn con cho hai vợ chồng già này nuôi. Mới rời con Mi thì nhận nuôi thêm cháu. Trời ơi, sao số phận vợ chồng tui khổ quá", ông Sáu Ngán mếu máo.

Ông Sáu Ngán mở phần quà tết các con đem về cúng ông bà

Ông Sáu Ngán mở phần quà tết các con đem về cúng ông bà

Tuy có 3 đứa con gái, nhưng nhiều năm nay hai ông bà sống đơn côi. Thỉnh thoảng con Mi gửi về ít tiền, dành dụm phòng khi bệnh tật. Hơn 2 năm trước, một lần đi bán vé số chẳng may bị tụi cướp giựt tập vé làm bả té gãy chân, sợ quá bả bỏ luôn nghề này. Ngày ngày, ông Sáu Ngán vừa chăm vợ, vừa sạ ruộng, đào ao thả cá, cũng chỉ đắp đủ cơm cháo. Mong ước của ông bà là các con không phải tha phương.

“Làm sao chúng nó có công ăn việc làm gần cha mẹ, vừa vui vừa đỡ đần cha mẹ khi về già. Nhưng không biết điều ước đó bao giờ mới thành, nghĩ đến nản lòng lắm, xa nhau cuộc sống cũng có khấm khá lên đâu. Tôi đã 60 tuổi rồi, thấy quê mình vắng vẻ, đìu hiu, đồng ruộng vắng bóng người cũng buồn. Giờ chỉ rặt có người già, trẻ con. Thanh niên, trai gái có bằng cấp là tìm cách thoát ly, số thất học thì đi làm lao động phổ thông", ông Sáu Ngán kể tiếp.

Niềm mơ ước của ông Sáu Ngán là các con không phải tha phương

Niềm mơ ước của ông Sáu Ngán là các con không phải tha phương

Đi Bình Dương “bán nước tương”

Cụm từ “đi Bình Dương bán nước tương” rất quen thuộc với người dân thôn quê, hễ gia đình nào nhà khóa cửa, vườn tược trống trải, hỏi hàng xóm là họ bảo, đi Bình Dương bán nước tương rồi.

Cô Trần Thị Thúy Diễm, giáo viên dạy lớp 1D trường tiểu học Phú Thuận, huyện Thoại Sơn cho biết. “Sĩ số đầu năm lớp em 31, giờ còn 30, chỉ tiêu duy trì sĩ số của em coi như đổ sông, đổ biển. Cha mẹ đi thì kéo luôn con cái, không điện thoại cho giáo viên… Vắng mặt 3 ngày là tụi em phải kết hợp các ban ngành đi vận động, mà vận động 3 lần mới được báo Ban Giám hiệu. Nhiều khi đi vận động, lội bộ 3- 5 cây số qua các con kênh rạch”.

Buổi sáng dạy thì buổi chiều đi vận động. Mà cô Diễm dạy lớp 1 học cả ngày, thành ra cô phải dành cuối tuần đi vận động, coi như đi suốt tuần bỏ bê hết việc gia đình. Không làm hồ sơ sổ sách, giáo án được cũng vì chuyện này. Nhà trường có quy định, học sinh bỏ học mà không lập biên bản hoặc không báo lên Ban Giám hiệu thì bị la rầy, thậm chí cắt thi đua cuối năm.

Phòng LĐ, TB&XH huyện Thoại Sơn cho biết, lớp trẻ bỏ làng ra đi làm ăn nhưng tiền gửi về cho cha mẹ cũng không đáng là bao, vì cuộc mưu sinh nơi đất khách cũng đầy rẫy khó khăn, giá cả đắt đỏ. Nhiều khi bỏ quê đi vì phong trào, thấy bạn bè đi làm ăn xa, là tấp tểnh đi theo.
Căn nhà bỏ hoang của gia đình em Tượng, Xe theo cha mẹ đi Bình Dương

Căn nhà bỏ hoang của gia đình em Tượng, Xe theo cha mẹ đi Bình Dương

"Sợ nhất học sinh bỏ học, theo cha mẹ đi giữa chừng. Cứ sau tết là xảy ra tình trạng này. Mới đây đi vận động em Xe, Tượng đến nhà thấy khóa cửa hỏi hàng xóm, thì nói gia đình nó đi Bình Dương được vài ngày rồi, đưa giấy tờ đây tui kí làm chứng cho. Lớp em đã có 3 em bỏ học, chắc không hoàn thành việc duy trì sĩ số cuối năm", cô Diễm buồn bã nói.

Theo tìm hiểu, đa số thanh niên An Giang rời quê, người thì đi Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Phước hái cà phê, tiêu, điều... ; người xuống Ninh Thuận, Bình Thuận hái nho, thanh long. Đông đảo nhất vẫn là vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM làm công nhân. Sau khi vào các khu công nghiệp, nam nữ gặp nhau rồi cưới xin, sống đời công nhân cũng tạm ổn.

Cũng có gia đình vợ chồng con cái rời quê đi kiếm song với hai bàn tay trắng vài ba năm không về quê. Con cái họ không biết học chỗ nào. Rồi đây việc bỏ xứ đi như thế có làm nặng thêm gánh nặng cho các tỉnh khác nơi họ đến hay không.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm