Theo Hiệp hội Phân phối & Tiếp thị thịt bò Kobe, các nông dân chăn nuôi bò có thể đăng ký thương hiệu ở bất cứ đại lý thịt bò Kobe nào để được cấp chứng nhận kèm theo mã số nhận dạng độc quyền và được lưu giữ trong thời gian 5 năm.
Bò Kobe được kiểm soát nghiêm ngặt |
Một khi sản phẩm thịt bị nghi ngờ là thịt bò Kobe dỏm được bày bán tại các cửa hàng hoặc nhà hàng sau khi giết mổ thì lập tức các mẫu thịt đó sẽ được đem đi đối chứng với DNA đã được lưu trữ trước đó.
"Chúng tôi muốn tạo ra một hệ thống chuỗi khép kín nhằm xác tín với người tiêu dùng rằng, họ sẽ được thưởng thức thịt bò Kobe xịn", một quan chức của ngành công nghiệp thịt bò Kobe nói.
Thịt bò Nhật Bản được bán ở Australia với giá 283 USD/kg |
Theo đó Hiệp hội thịt bò Kobe sẽ tổ chức đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm của mình, chỉ cấp chứng nhận thương hiệu đối với giống bò Nhật Bản được nuôi ở tỉnh Hyogo đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về di truyền cũng như tiêu chuẩn chất lượng.
Từ lâu thịt bò Kobe được biết đến bởi sự khác biệt như thịt mềm, giàu dinh dưỡng và chất béo. Tuy nhiên vì quá nổi tiếng khắp thế giới khiến cho việc quản lý thương hiệu ngày càng khó khăn. Tỷ lệ xuất khẩu thịt bò Kobe đã bắt đầu tăng mạnh từ năm 2012, với Macao và Mỹ là hai nhà nhập khẩu hàng đầu.
Tại tỉnh Yamagata, phía đông bắc Nhật Bản, một tổ chức địa phương cũng đứng ra làm thương hiệu thị bò Yonezawa với hệ thống xét nghiệm DNA tương tự như sử dụng chân tóc của bò để làm mẫu lưu trữ.
Kết quả cho thấy, những thử nghiệm này không chỉ chứng minh hiệu quả trong việc chống lại việc làm giả nhái thương hiệu mà còn giúp quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn nạn pha tạp, tráo trộn thịt cũng như các mẹo mực lừa dối người tiêu dùng khác.