Lễ tảo mộ của người Chăm Ninh Thuận
Thứ Sáu 08/03/2024 , 09:07 (GMT+7)Lễ Ramưwan hay còn gọi là lễ tảo mộ của người Chăm Ninh Thuận, mang đậm bản sắc riêng gắn với các hoạt động hướng về gia đình, tổ tiên, hiếu đạo lên hàng đầu.
Đầu tháng 3 dương lịch hàng năm, người Chăm ở Ninh Thuận sẽ có lễ Ramưwan hay còn gọi là lễ tảo mộ, lễ này mang đậm bản sắc riêng gắn liền với các hoạt động ý nghĩa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, hướng về gia đình, tổ tiên, luôn đặt hiếu đạo lên hàng đầu. Đây là dịp để người thân, con cháu quây quần bên nhau, những người con xa xứ trở về, làng bản cùng hòa trong không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.
Lễ tảo mộ là phần khởi đầu, cũng là phần quan trọng nhất. Lễ thường diễn ra trong 3 ngày. Nghĩa địa của người Chăm thường được xây ở nơi có địa hình cao và sạch sẽ nên các nghi lễ cũng được thực hiện rất tươm tất.
Từ sáng sớm, những vị chức sắc sẽ mặc trên mình áo dài trắng có viền đỏ, đầu bịt khăn trắng có tua rua, tay cầm hộp đồng đựng trầu cau đã têm sẵn, thuốc lá, nước thánh và trầm hương để đến làm lễ tại nghĩa địa.
Từ sáng sớm, gia đình, họ tộc người Chăm ra phần mộ chung của nhà mình, dọn dẹp, nhổ cỏ, vun lại cát cho từng "nhà" của người mất. Mỗi người mất được đánh dấu bằng hai viên đá lớn, đầu hướng về phương Bắc, không có bia, không khắc tên như người Kinh mà gia đình tự ghi nhớ. Bao nhiêu hàng đá là bấy nhiêu phần mộ.
Vào chính lễ, các vị chức sắc sẽ làm lễ tẩy uế phần mộ và hát mời tổ tiên tề tựu về dự. Sau đó sẽ là phần đọc kinh cầu nguyện, làm dấu ấn thánh và khấn vái ông bà tổ tiên. Cuối cùng họ sẽ lấy trầu cau têm sẵn để lên từng ngôi mộ.
Người Chăm sẽ chắp tay vái lạy 3 lần để cầu nguyện sẽ được tổ tiên phù hộ. Sau khi lễ xong, người nhà sẽ quây quần bên mộ phần hàn huyên những câu chuyện cũ, thể hiện tấm lòng nhớ thương ông bà tổ tiên. Phần khấn vái cũng diễn ra khá nhanh gọn, chỉ khoảng 5 đến 10 phút. Trầu cau được rải lại ở phần mộ. Còn gia đình, mỗi người lấy một ít cát ở đó, cho vào lư, mang về nhà để đặt lên mâm cúng.
Miếng trầu của người Chăm thể hiện nhiều giá trị văn hoá trong ứng xử với cộng đồng. Trong đời sống ngày thường, tục ăn trầu đa phần dành cho những người đã trưởng thành. Đối với người Chăm, cả người đàn ông và đàn bà đều biết ăn trầu. Trầu cau là thứ không thể thiếu khi tiếp khách quý, dùng trong các nghi lễ và dâng cúng cho thần linh của người Chăm Ninh Thuận.
Ăn trầu cũng là một thói quen phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn ở người Chăm và khi ăn trầu, người ta thường chọn một không gian thoáng mát, để vừa thưởng thức vị cay, nồng, chát của miếng trầu vừa trò chuyện thân mật với nhau. Ngoài ra mỗi nhà đều chuẩn bị một khay trầu cau. Mỗi khay có 20 phần, sắp xếp rất xinh xắn. Nếu có con cháu trai đi lấy vợ thì người này sẽ gửi thêm phần trầu cau của mình vào khay để báo cáo các cụ.
Nói tới tục ăn trầu không thể không nhắc đến các dụng cụ để đựng. Mỗi gia đình đều chuẩn bị chu đáo từ cái khay đựng trầu, cơi trầu, hộp đựng miếng cau bằng bạc, thuốc rê, bình vôi, con dao nhỏ để cắt trái cau, ống ngoáy, chìa ngoáy...
Sau khi hoàn thành lễ tảo mộ, lễ hội Ramưwan sẽ tiếp tục với những nghi thức lễ cúng gia tiên tại nhà. Mỗi nhà sẽ chuẩn bị đồ lễ bằng mâm mặn và mâm ngọt, con cháu sum họp đông đủ trước bàn thờ tổ tiên.
Người Chăm không có ban thờ, không cắm hương. Họ chỉ sắp mâm cúng vào dịp lễ, đặt nụ trầm lên than củi để có khói toả. Vì theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ có kinh nghiệm nhất trong gia tộc sẽ phụ trách phần cúng lễ. Anh em ruột thịt quy tụ về nhà thờ Tổ (là nhà của người con gái út) để cùng làm cỗ, lễ bái.
Ở nghi thức lễ cúng gia tiên tại nhà, thầy Char là người tụng kinh và cúng cho từng thành viên trong gia đình, mỗi người sẽ cúng trong khoảng 10 phút. Sau khi hoàn tất, các gia đình sẽ tổ chức ăn uống theo dòng tộc hoặc theo xóm làng. Đây cũng là lúc mọi người quây quần bên nhau, tổ chức phần Hội với những tiết mục hát múa đặc sắc.
Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam
Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.
Bình minh trên những đầm rươi
Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.
Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.
Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La
Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.
Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’
Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.
Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'
Vào các dịp lễ, Tết, người Bát Tràng lúc nào cũng có 2 món đặc trưng là su hào xào mực và canh măng mực trên mâm cơm.