| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 04/12/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 04/12/2018

Leo thang hành vi phản giáo dục

Vụ việc em học sinh ở Trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) bị cô giáo xử phạt bằng cách cho 23 học sinh cùng lớp tát vào mặt, thực sự khiến cộng đồng phẫn nộ.

231 cái tát ở thời đại hội nhập văn minh toàn cầu, không phải một biện pháp giáo dục thiếu cân nhắc, mà là một hành vi tra tấn cần lên án. Vậy mà, kỳ lạ thay, chính môi trường sư phạm lại sợ ảnh hưởng thành tích thi đua, nên quyết tâm dùng tiểu xảo khác nhằm phân bua và lấp liếm một biểu hiện tiêu cực.

Trường THCS Duy Ninh - nơi xảy ra vụ việc

Ban Giám hiệu Trường THCS Duy Ninh đã cho 23 em học sinh trong lớp học xảy ra 231 cái tát, cùng lấy lời khai theo mô hình công an vẫn thường dùng áp dụng với nhân chứng hoặc tòng phạm.

Trong văn bản gửi Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Quảng Ninh và nhiều cơ quan quản lý, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh – Phạm Thị Lệ Anh báo cáo: “Nhà trường đã điều tra học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả phiếu lấy ý kiến từ 23 học sinh như sau: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật nhưng trong đó có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 em trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý). Cô T không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thị bị tát (23/23 em). Khi bị các bạn tát em N có khóc (23/23 em trả lời), khi bị tát má em N không bị chảy máu (23/23 em trả lời), cô T tát em N 1 cái (23/23 em trả lời), cô T không phải là người cuối cùng tát em N (16/23 em trả lời; còn lại không có câu trả lời). Khi tát em N các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23 em trả lời), cô T đứng cùng chiều tát em N (23/23 em trả lời), sau khi bị tát N vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”.

Văn bản báo cáo trên đã trực tiếp phơi bày toàn bộ quan niệm lệch lạc về sứ mệnh đào tạo con người. Tát mạnh, tát vừa hoặc tát nhẹ không có làm thay đổi thực chất câu chuyện đau đớn, mà những phiếu điều tra đầy ngớ ngẩn chỉ chứng minh sự sai lầm nọ đang bao biện cho sự sai lầm kia. Hành vi phản giáo dục cứ leo thang một cách khủng khiếp. Kiểu lấy lời khai của Trường THCS Duy Ninh còn tạo ra vết thương cho lương tri xã hội có chiều hướng nhức nhối hơn cả 231 cái tát.

Bạo lực chưa bao giờ là một kỹ năng được khuyến khích trong quá trình uốn nắn học sinh trở thành con người tốt đẹp. Phân loại bạo lực học đường dựa trên cấp độ tát mạnh, tát vừa và tát nhẹ, không thể che chắn cho thái độ ngược ngạo của giáo viên, càng không thể giữ vững bảng vàng thành tích cho tập thể lãnh đạo Trường THSC Duy Ninh. Với đà xuống dốc này, nền giáo dục nước nhà không biết sẽ trôi dạt về đâu!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm