Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, trong năm 2024, người lao động có 6 dịp nghỉ lễ, Tết chính. Trong đó, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) người lao động sẽ được nghỉ lễ 1 ngày.
Năm nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương lại rơi vào thứ Năm ngày 18/4/2024 dương lịch lại là ngày làm việc giữa tuần. Do đó sau ngày nghỉ, người lao động cả nước sẽ trở lại làm việc lại bình thường vào thứ 6 ngày 19/4/2024.
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024
Cũng theo Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ 1 ngày trong lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và 1 ngày trong Ngày Quốc tế Lao động 1/5 . Năm 2024, ngày 30/4 rơi vào thứ Ba và 1/5 rơi vào thứ Tư.
Do đó, theo lịch thông thường, với đơn vị làm việc thứ Bảy, doanh nghiệp sẽ chỉ được nghỉ hai ngày thứ Ba và thứ Tư và không được nghỉ bù vào các ngày khác.
Nhưng vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024. Theo đó, người lao động được nghỉ hoán đổi ngày làm việc bình thường vào thứ Hai (29/4) sang làm bù vào thứ Bảy (4/5).
Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề nghị này. Do đó, dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Bảy (27/4) đến hết thứ Tư (1/5).
Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ lễ trên phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra.
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ lễ cố định thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
Khuyến khích người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức nhưng đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.