| Hotline: 0983.970.780

Liêm chính học thuật: Đạo văn trong 'Đặc trưng văn hóa biển đảo Khánh Hòa'

Thứ Hai 12/10/2015 , 07:35 (GMT+7)

Cuốn sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo Khánh Hòa”, tác giả Lê Văn Hoa do NXB Hồng Đức cấp phép bị nghi ngờ đạo văn trong kỷ yếu “Văn hóa biển đảo Khánh Hòa”.

16-00-04_img012
Sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa”

Vừa qua, báo chí ồn ào về nghi vấn nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đạo thơ trong bài “Tổ quốc gọi tên” được nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc. Sự việc hiện vẫn chưa ngã ngũ. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều công trình đạo văn được in ấn công khai bằng tiền tài trợ của Nhà nước. Trong chuyên đề này, chúng tôi xin đưa ra một số cuốn sách để bạn đọc tỏ tường.

Cuốn sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo Khánh Hòa”, tác giả Lê Văn Hoa do NXB Hồng Đức cấp phép (in xong nộp lưu chiểu tháng 12/2014). Sách in 700 cuốn, khổ 15cm x 21cm, do Bùi Việt Bắc chịu trách nhiệm xuất bản; Hoàng Minh biên tập; Biên tập Hán Nôm: Trần Văn Quyến; Hiệu đính Hán Nôm: Lê Văn Y; Trình bày: Lê Văn Hoa.

Một cách “biên soạn” khó hiểu

Qua Lời nói đầu, tác giả cho biết, cuốn sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” được biên tập và xuất bản từ sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của tác giả nghiệm thu năm 2013, thuộc chương trình nghiên cứu văn hóa biển đảo Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Đó là Hội thảo quy mô cấp quốc gia đầu tiên được tổ chức tại Khánh Hòa tháng 6/2011, với 60 tham luận của các nhà khoa học. Kết thúc hội thảo, ban tổ chức đã biên tập và xuất bản kỷ yếu “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” do GS Trần Ngọc Thêm chủ biên. Tiếp đó, tháng 6/2013, Hội thảo Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa, có 50 bản tham luận.

“Được sự đồng ý của UBND tỉnh Khánh Hòa, đơn vị chủ quản và tác giả tiếp tục kế thừa những tư liệu qua hai lần hội thảo nói trên và chắt lọc một số phần, mục đặc trưng trong nội dung đề tài của mình để biên soạn cuốn sách này”, tác giả Lê Văn Hoa viết rõ trong Lời nói đầu.

Tiếc rằng, tác giả không ghi biên soạn mà một mình đứng tên cả cuốn sách cho nên đã dẫn tới một cách “biên soạn” khó hiểu (!?)

Biên soạn hay đạo văn?

Đối chiếu cuốn sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” với 2 tài liệu khác là Kỷ yếu “Văn hóa biển đảo Khánh Hòa” (UBND tỉnh Khánh Hòa, tháng 2/2012) và Tài liệu hội thảo khoa học đề tài “Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” (do UBND tỉnh Khánh Hòa và Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa, Chủ nhiệm: Thạc sĩ Lê Văn Hoa), tổ chức tháng 11/2012; chúng tôi thấy rằng nhiều đoạn trong sách chép y nguyên từ 2 cuốn Kỷ yếu nhưng không đề tên tác giả.

Sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo Khánh Hòa”, từ trang 26-30 phần “Dấu ấn văn hóa biển đảo thời tiền sử, sơ sử ở Khánh Hòa” lấy từ bài “Văn hóa biển đảo thời tiền sử, sơ sử ở Khánh Hòa” của nhóm tác giả TS. Trần Quý Thịnh (Viện Khảo cổ học Việt Nam), Ths. Nguyễn Ngọc Quý (Viện Khảo cổ học Việt Nam), CN. Nguyễn Tâm (Bảo tàng Khánh Hòa) trong kỷ yếu Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa.

Xin trích nguyên văn để bạn đọc so sánh.

Sách viết: “Là vùng đất có địa hình đa dạng, điều kiện tự nhiên phong phú thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt vùng ven biển đảo có rất nhiều lợi thế cho các hoạt động về ngư nghiệp như đánh bắt, chế biến, khai thác, nuôi trồng hải sản... Do vậy, trong quá trình lịch sử phát triển vùng đất, các nhóm người cổ đã sớm có mặt và sinh sống ở đây và đã tạo nên cho Khánh Hòa những nét văn hóa mang sắc thái riêng, đặc thù trong tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc.

Những dấu ấn cư trú của con người sớm nhất ở Khánh Hòa xuất hiện trong môi trường các di tích văn hóa xóm Cồn” (tr. 26).

16-00-04_img013
Kỷ yếu “Văn hóa biển đảo Khánh Hòa”

Kỷ yếu viết: “Khánh Hòa là vùng đất có địa hình đa dạng, điều kiện tự nhiên phong phú thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và đặc biệt là các hoạt động về ngư nghiệp như đánh bắt, chế biến hải sản. Do vậy trong lịch sử phát triển của mình, các nhóm người cổ đã sớm có mặt và sinh sống ở đây và đã tạo nên cho Khánh Hòa những nét văn hóa mang sắc thái riêng, đặc sắc trong diễn trình lịch sử - văn hóa dân tộc.

Những dấu ấn cư trú của con người sớm nhất ở Khánh Hòa xuất hiện trong các di tích văn hóa xóm Cồn” (tr. 95).

Phần “Dấu ấn văn hóa biển đảo trong đời sống cư dân Nam Đảo ở Khánh Hòa (tr.32-33) lấy từ bài Văn hóa biển trong cư dân Nam Đảo ở Khánh Hòa của NCS. Nguyễn Thanh Vân, Ths. Nguyễn Ngọc Quý trong kỷ yếu Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa.

Phần thứ ba “Những giá trị lịch sử, văn hóa trên quần đảo Trường Sa ở Khánh Hòa”. Ở trang 317 trong sách, với 14 dòng (gồm 4 câu thuộc 2 đoạn) là chỗ duy nhất có đề chú thích số 1, nhưng chỉ ghi “TS Lê Văn Tân - Học viện Hải quân Nha Trang” nên người đọc sẽ không rõ nguồn ở đâu. Qua đối chiếu tư liệu, chúng tôi nhận thấy, đây là bài viết “Phát triển văn hóa với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa” của TS. Đại tá Lê Huy Tân (không phải Lê Văn Tân) ở Học viện Hải quân Nha Trang.

Trong bài viết này, từ trang 318 đến trang 321, sách chép trong các trang 49 đến trang 52 của Kỷ yếu.

Trang 322 sách chép ở trang 444 của Kỷ yếu “Văn hóa biển đảo Khánh Hòa”, bài “Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa trong lịch sử” của TS Trần Nam Tiến (Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Trường ĐH KHXH&NV - TP. HCM). Tương tự, còn nhiều trang khác cũng được chép nguyên văn trong bài viết này, do khuôn khổ tờ báo, chúng tôi xin không trích dẫn.

Cuối cùng, xin nêu ví dụ, hơn 20 trang (từ trang 335 đến trang 356) hai phần “Xây dựng môi trường văn hóa tạo động lực cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội trên quần đảo Trường Sa” và “Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng môi trường văn hóa quân và dân trên quần đảo Trường Sa” của cuốn sách, nội dung cơ bản chép từ trang 55 đến trang 75 trong bài viết của TS. Đại tá Lê Huy Tân với tên gọi tương tự: “Xây dựng môi trường văn hóa tạo động lực cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở huyện đảo Trường Sa” (phần thứ hai) và “Yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đời sống văn hóa mới của quân và dân ở huyện đảo Trường Sa” (phần 3). 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm