| Hotline: 0983.970.780

Liên kết vùng thúc đẩy giao thông đồng bộ

Thứ Bảy 16/03/2024 , 14:49 (GMT+7)

Vùng Đông Nam bộ với TP.HCM là hạt nhân, là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, do đó vấn đề liên kết vùng để cùng phát triển là rất quan trọng.

Kết đồng bộ giao thông vùng

Đó là khẳng định của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh tại Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam bộ lần thứ 4, quý I/2024 vừa diễn ra tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), do UBND TP.HCM phối hợp với các tỉnh thành Đông Nam bộ tổ chức.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Minh Sáng.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Lĩnh, thời gian qua giữa các địa phương trong vùng Đông Nam bộ có sự gắn kết chặt chẽ về không gian địa lý, về truyền thống lịch sử, văn hóa trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Mối quan hệ giữa các tỉnh Đông Nam bộ ngày càng mở rộng về các mặt kinh tế - xã hội nên việc liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ngày càng trở nên quan trọng.

Đồng Nai tin tưởng khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM, các tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu và cầu Cát Lái đi vào hoạt động sẽ là động lực phát triển mới không những của riêng tỉnh Đồng Nai mà kể cả với các địa phương trong vùng; đặc biệt là việc hợp tác giữa các địa phương trong vùng để cùng quy hoạch tuyến sông Sài Gòn, sông Đồng Nai nhằm khai thác lợi thế về cảnh quan, đô thị ven sông, tạo diện mạo mới, đáng sống...

“Cần tập trung đầu tư cho giao thông để phát triển vùng và kéo giảm chi phí logistics xuống thấp hơn so với các nước trong khu vực. Vì hiện nay 80% hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đây là một ưu thế của Vùng Đông Nam bộ cũng có nhiều sông nước. Chỉ còn 20% vận chuyển bằng đường bộ phải chịu chi phí rất cao, do đó kéo được đường sắt giảm tải cho đường bộ và tăng cường thủy nội địa để nền kinh tế và công nghiệp phát triển cạnh tranh", ông Lĩnh nói.

TP.HCM đã có các bến thủy nội địa để phát triển du lịch và các tuyến buýt sông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Ảnh: MV.

TP.HCM đã có các bến thủy nội địa để phát triển du lịch và các tuyến buýt sông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Ảnh: MV.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cũng gợi mở một số nội dung để các địa phương nghiên cứu hợp tác như giảm chi phí logistics; phát triển theo mục tiêu net zero, tăng trưởng xanh. Đồng thời, đề nghị TP.HCM nghiên cứu mở các bến thủy nội địa để phát triển du lịch, các tuyến buýt sông. Đẩy nhanh thực hiện các dự án cầu kết nối giữa hai địa phương, xúc tiến chương trình du lịch “1 cung đường, 1 điểm đến” giữa các địa phương trong vùng; xúc tiến xây dựng một sàn giao dịch điện tử các sản phẩm nông sản; xây dựng mô hình logistics…

Đồng quan điểm đó, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, ngoài việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa thi cần đầu tư để phát triển thêm tuyến du lịch đường sông giữa hai bên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai vì lâu nay tuyến đường sông Sài Gòn bên phía Bình Dương và Tây Ninh đã phát huy rất khả thi, nhưng rất mong được phát triển thêm dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sông nhằm giảm tải cho các tuyến đường bộ và phát triển tour tuyến du lịch đường sông trong vùng.

Theo lãnh đạo các địa phương về lâu dài giữa các tỉnh trong vùng việc đầu tư xây dựng đường cao tốc và đường sắt nội đô như tuyến Metro đang hình thành ở TP.HCM là rất quan trọng. Ảnh: MV.

Theo lãnh đạo các địa phương về lâu dài giữa các tỉnh trong vùng việc đầu tư xây dựng đường cao tốc và đường sắt nội đô như tuyến Metro đang hình thành ở TP.HCM là rất quan trọng. Ảnh: MV.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, về lâu dài giữa các tỉnh trong vùng cũng cần phải có đường cao tốc và đường sắt nội đô như tuyến đường Metro đang hình thành ở TP.HCM. Vì nó sẽ giải quyết được khâu di chuyển rất thuận tiện và rất nhanh, giúp cho người ở các tỉnh khác vẫn có thể vào TP.HCM làm việc bình thường bằng các tuyến đường sắt đô thị này. Như vậy sẽ giải quyết được bài toán nguồn nhân lực xoay vòng cho cả vùng phát triển.

Tập trung hoàn thành đường Vành đai 3 vào năm 2025

Tại hội nghị liên kết vùng, lãnh đạo các tỉnh thành vùng Đông Nam bộ đã trao đổi về việc phối hợp triển khai các dự án thành phần của đường Vành đai 3 TP.HCM, nghiên cứu đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai; mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc TP.HCM - Trung Lương; đẩy nhanh tiến độ dự án tiền khả thi cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; phối hợp quản lý, khai thác tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu, tuyến vận tải hành khách TPHCM - Vũng Tàu.

Tuyến đường Vành đai 3, TP.HCM với chiều dài khoảng 47 km và tổng mức đầu tư 41.000 tỉ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025. Ảnh: MV.

Tuyến đường Vành đai 3, TP.HCM với chiều dài khoảng 47 km và tổng mức đầu tư 41.000 tỉ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025. Ảnh: MV.

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, đến hết năm 2023, các địa phương đã phối hợp, thực hiện hoàn thành 5/10 nội dung cấp vùng theo thỏa thuận hợp tác Vùng Đông Nam bộ. Về hợp tác giữa TP.HCM với tỉnh Đồng Nai, 2 địa phương đã phối hợp hoàn thành 4/11 nội dung hợp tác.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đề nghị, các địa phương thời gian tới, thông qua kế hoạch, phương án đầu tư để kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 đến tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và các dự án đường sắt khác như Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Sân bay Long Thành. Cùng với đó, phối hợp triển khai khai thác tuyến giao thông đường thủy để phát triển du lịch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Phối hợp giải quyết nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông; hợp tác quan trắc môi trường. “Đối với cái lĩnh vực về giao thông thì TP.CM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Trên cơ sở đó tập trung đảm bảo hoàn thành đường Vành đai 3 vào năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026”, ông Cường khẳng định.

Theo ông Cường, trong năm 2023, UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã bàn giao ít nhất 70% diện tích mặt bằng triển khai dự án thành phần đường Vành đai 3 TP.HCM trước ngày khởi công 30/6/2023 và UBND TP.HCM cũng thống nhất với Bộ GTVT phương án đầu tư; chính sách đặc thù cho các dự án thành phần; điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến và các đồ án quy hoạch liên quan Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua Long An.

Vùng Đông Nam bộ với TP.HCM là hạt nhân, là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, do đó vấn đề liên kết vùng để cùng phát triển là rất quan trọng. Ảnh: Minh Sáng.

Vùng Đông Nam bộ với TP.HCM là hạt nhân, là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, do đó vấn đề liên kết vùng để cùng phát triển là rất quan trọng. Ảnh: Minh Sáng.

Trong giai đoạn 2024- 2025, các tỉnh vùng Đông Nam bộ sẽ phối hợp với Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, thông qua kế hoạch và phương án đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đến Bình Dương, Đồng Nai, đề xuất quy hoạch hành lang bổ sung quy hoạch các tuyến du lịch đường thủy dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Trong đó, kiến nghị TP.HCM bổ sung quy hoạch cầu Cát Lái trước năm 2030; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn qua tỉnh Đồng Nai), cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và phối hợp đẩy mạnh khai thác các tuyến du lịch đường sông từ Bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) đến TP Biên Hòa...

Tại hội nghị liên kết vùng UBND các tỉnh thành vùng Đông Nam bộ đã thống nhất nhiều nội dung ưu tiên, tập trung triển khai trong giai đoạn 2024-2025 liên quan đến các lĩnh vực giao thông vận tải, quy hoạch, tài nguyên môi trường, y tế, thương mại, du lịch, logistics.

"Đối với quy hoạch vùng, UBND TP.HCM đánh giá hệ thống đường ven biển đã được định hướng trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhưng hướng tuyến chưa được thể hiện cụ thể trong quy hoạch tỉnh. Do đó, TP.HCM và các tỉnh trong vùng phối hợp nghiên cứu, thống nhất hướng tuyến đường ven biển trong các đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh làm cơ sở triển khai đầu tư trong thời gian tới".

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.