| Hotline: 0983.970.780

Liên kết tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn cho vùng Đông Nam Bộ

Thứ Ba 29/11/2022 , 20:32 (GMT+7)

Ngày 29/11 tại Bình Phước đã diễn ra hội nghị sơ kết liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2020 - 2025.

Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch, lãnh đạo các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của các tỉnh thành bên lề hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của các tỉnh thành bên lề hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Trong giai đoạn 2020 – 2022, tổng lượng khách du lịch đến vùng Đông Nam Bộ đạt trên 73,53 triệu lượt khách với doanh thu 260.160 tỉ đồng. Trong đó có gần 3,1 triệu lượt khách quốc tế. Trong khi năm 2020, lượng khách du lịch đạt 34,6 triệu lượt khách (tổng doanh thu đạt 99.086 tỉ).

Đến năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, lượng khách du lịch đến vùng giảm mạnh cả về số lượng lẫn doanh thu với trên 15,7 triệu lượt khách (doanh thu 51.983 tỉ đồng). Tuy nhiên, ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, năm 2022 lượng khách du lịch bắt đầu tăng trưởng mạnh, đạt trên 23,2 triệu lượt khách với doanh thu đạt 109.091 tỉ đồng...

Giai đoạn 2020 – 2022, tổng lượng khách du lịch đến vùng Đông Nam Bộ đạt trên 73,53 triệu lượt khách. Ảnh: Trần Trung.

Giai đoạn 2020 – 2022, tổng lượng khách du lịch đến vùng Đông Nam Bộ đạt trên 73,53 triệu lượt khách. Ảnh: Trần Trung.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đánh giá, tốc độ phát triển du lịch Đông Nam Bộ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của một vùng văn hóa giàu lịch sử, đa dạng về tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực dồi dào.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

 “TPHCM là địa phương trung tâm đầu mối liên kết, hợp tác phát triển du lịch của cả vùng, trong quá trình tổ chức các sự kiện du lịch đã gắn kết du lịch các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của từng địa phương nói riêng và du lịch vùng nói chung.

Theo đó, để đánh thức tiềm năng khu vực Đông Nam Bộ, các tỉnh thành cần xây dựng sản phẩm du lịch liên kết phù hợp “6 địa phương – 1 điểm đến”, làm nổi bật đặc trưng của mỗi địa phương nhằm tăng sức hút của điểm đến Đông Nam Bộ. Cùng với đó là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng nhân sự tại các điểm du lịch và khách sạn cũng như chất lượng hướng dẫn viên du lịch…”, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền, đơn vị đăng cai hội nghị chia sẻ,  trong chuỗi giá trị và những sản phẩm du lịch của vùng Đông Nam Bộ, Bình Phước luôn xác định là mảnh ghép quan trọng cùng với các địa phương tạo nên bức tranh tổng thể của một cụm ngành có sức hút, mang lại lợi nhuận cho cả vùng, đóng góp vào ngân sách địa phương từ 10-15% GRDP. Du lịch Bình Phước tuy còn khiêm tốn so với một số địa phương nhưng có nhiều tiềm năng và lợi thế, nếu có sự đầu tư, khai thác đúng hướng sẽ tạo sức bật mạnh mẽ. 

“Bình Phước luôn đón tư duy sáng tạo của các chuyên gia, nhà đầu tư dành cho tỉnh. UBND tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ hấp dẫn. Bình Phước cũng mong muốn Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các tỉnh, thành hỗ trợ tỉnh xây dựng các tour du lịch sinh thái trải nghiệm. Đẩy mạnh liên kết trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tạo cơ hội cho người dân được tham gia vào chuỗi cung ứng. Tỉnh sẽ kịp thời bổ sung, kết nối cung - cầu thị trường phát triển du lịch cũng như các lĩnh vực ngành nghề mới, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thị trường du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền, khẳng định.

Chia sẻ tại hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, với tiềm năng sẵn có, vùng Đông Nam Bộ nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng nên hướng mạnh đến phát triển hệ du lịch sinh thái. Bên cạnh đó ông cũng gợi ý một số sản phẩm du lịch đặc trưng mà Bình Phước có thể tham khảo nhằm làm phong phú, sôi động kinh tế du lịch như: du lịch về nguồn, tâm linh, du lịch văn hóa ẩm thực - chợ đêm, du lịch thể thao, mua sắm…

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt cho rằng, trong 7 vùng du lịch của Việt Nam, vùng du lịch Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố, đó là: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Đây là vùng phát triển kinh tế năng động, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là hạt nhân then chốt của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, trong đó đã xác định Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch cả nước. Sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch Đông Nam Bộ là: Du lịch sinh thái rừng, sinh thái biển – đảo; hệ sinh thái đất đỏ miền Đông với các giá trị văn hóa – lịch sử….

Căn cứ bản Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2020 – 2025, thời gian tới, các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ cần tiếp tục tăng cường công tác liên kết phát triển du lịch trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch của từng địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư phát triển du lịch đến các địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh đó, xây dựng hoàn thiện bản đồ tương tác du lịch thông minh 3D/360 độ vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng trang điện tử quảng bá du lịch vùng Đông Nam Bộ. Tăng cường quảng bá du lịch vùng Đông Nam Bộ trên các kênh truyền thông du lịch của các địa phương. Tạo lập không gian du lịch thống nhất của vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch 6 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Tạo môi trường giao lưu, liên kết các doanh nghiệp du lịch trong vùng cùng nghiên cứu phát triển sản phẩm, đầu tư, khai thác dịch vụ du lịch….

"Với những định đướng, giải pháp có trọng tâm, trọng điểm trong liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ thời gian tới, tin tưởng rằng sẽ tạo “cú hích” đồng bộ, để mỗi tỉnh, thành sẽ là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi liên kết phát triển du lịch vùng. Qua đó, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch 6 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung", Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt nhấn mạnh.

Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã trao cờ bàn giao tổ chức hội nghị sơ kết luân phiên năm 2023 cho ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Trần Trung.

Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã trao cờ bàn giao tổ chức hội nghị sơ kết luân phiên năm 2023 cho ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Trần Trung.

Kết thúc hội nghị, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, lãnh đạo Tổng Cục Du lịch và lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực, bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã trao cờ bàn giao tổ chức hội nghị sơ kết luân phiên năm 2023 cho ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Xem thêm
Rau quả Việt Nam có cơ hội ở Thụy Điển nhờ khác biệt mùa vụ

Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn với rau quả Việt Nam, do thị trường này nhập khẩu rau quả với khối lượng lớn và sự khác biệt về mùa vụ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Syngenta hỗ trợ xây trường học và nhà ở cho hộ nghèo

ĐẮK LẮK Syngenta Việt Nam hỗ trợ xây nhà ở cho 2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn và 1 điểm trường tại xã Tân Tiến và Vụ Bổn (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk).