| Hotline: 0983.970.780

Canh giữ lá phổi xanh Đông Nam bộ

Thứ Sáu 23/02/2024 , 10:12 (GMT+7)

Vườn Quốc gia Cát Tiên là mái nhà của muông thú, những ngày này, cán bộ giữ rừng nơi đây càng thêm áp lực, vì yêu rừng họ vượt qua tất cả…

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tặng bằng khen cho tổ tuần tra của Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tặng bằng khen cho tổ tuần tra của Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Giữ rừng bằng cả trái tim

Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước có tổng diện tích khoảng 82.000ha. Đặc biệt Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi cư ngụ của 1.610 loài thực vật và 1.568 loài động vật.

Trong đó, 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách đỏ thế giới. Cát Tiên là nơi duy nhất ở Việt Nam có thể nhìn thấy động vật hoang dã ngay trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Từ đó, VQG Cát Tiên được xem là “mồi ngon” các đối tượng săn bắt trộm động vật hoang dã nhòm ngó. Đây chính là thách thức lớn đối với lực lượng quản lý và bảo vệ rừng nơi đây.

Theo ban quản lý rừng, thời điểm trước và sau tết lúc các đối tượng đối tượng săn bắt trộm động vật hoang hoạt động mạnh nhất, chưa kể rừng bước vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng rất cao. Từ đó, nhiệm vụ giữ rừng của cán bộ giữ rừng nơi đây càng thêm áp lực.

Đến thăm những cánh rừng VQG Cát Tiên những ngày này, thời tiết hanh khô khiến những cành, lá rơi lả tả. Cùng đi với đơn vị giữ rừng nơi đây tuần tra kiểm soát, nhìn những đàn vượn rung cành đùa giỡn trên tán cây, tiếng chim rừng hót ríu rít tìm nơi tránh nắng khiến chúng tôi quên đi vẻ mệt mỏi.

Ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc VQG Cát Tiên phấn khởi cho biết, năm 2023, điều khiến Ban Giám đốc vườn cảm thấy vui là rừng nói chung, động vật hoang dã được bảo vệ tốt, hạn chế bị xâm hại. Điều đó có nghĩa là mọi người ngày càng yêu rừng hơn.

“Có người nói do duyên phận của lịch sử đặc biệt tạo nên, nhưng nhiều người lại tin rằng, để có một thiên đường muông thú của Việt Nam tại Vườn Quốc gia Cát Tiên như hiện nay, tất cả là do đạo đức, nhân cách của những người giữ rừng và thậm chí máu đã rơi vào thời bình trong cuộc chiến với lâm tặc và các đối tượng săn bắt trộm động vật hoang dã”, ông Phạm Xuân Thịnh nói.

Lực lượng chức năng xử lý bẫy thú rừng tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Lực lượng chức năng xử lý bẫy thú rừng tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên sự kiện vào thời điểm này của năm trước, trong quá trình tuần tra rừng, ba kiểm lâm của VQG Cát Tiên bị nhóm săn trộm động vật hoang dã chém trọng thương.

Theo đó, rạng sáng vào những ngày đầu tháng 3/2023, trong quá trình tuần tra, tổ tuần tra của Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên (gồm 9 người) trong quá trình tổ chức kiểm soát bảo vệ rừng theo kế hoạch khi đến địa phận tiểu khu 42 thuộc VQG quản lý, tổ tuần tra phát hiện một nhóm người có hành vi săn bắt, vận chuyển trái phép động vật hoang dã. Khi phát hiện lực kiện kiểm lâm ngăn chặn, nhóm nghi can dùng dao, gậy gỗ, bình xịt hơi cay, súng tự chế chống trả gây thương tích cho lực lượng tuần tra để tẩu thoát.

Hậu quả, anh Phạm Ngọc Tuấn - Phó trưởng Trạm kiểm lâm cơ động - bị chém trúng gò má phải, anh Chìu Văn Hai - Kiểm lâm viên Trạm kiểm lâm cơ động - bị chém trúng vùng tai và đầu, anh Lương Văn Bào - Kiểm lâm viên Trạm kiểm lâm Núi Tượng - bị chém vào bàn tay phải, hông phải. Những người còn lại trong tổ tuần tra bị trầy xước nhẹ.

Nhận tin báo, Công an huyện Tân Phú đã tổ chức lực lượng xác minh, truy bắt hung thủ. Tang vật thu giữ gồm một con heo rừng, một con nai, bảy con cheo, một con chồn hương đã chết, một súng tự chế, hai con dao, hai bình xịt hơi cay… Dù 6 đối tượng gây ra vụ việc đã bị xử lý theo pháp luật, song có thể thấy công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng và luôn tiềm ẩn những mối hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ vượt qua tất cả.

Vượt qua khó khăn

Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên Nguyễn Thanh Long cho biết thêm, từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn Khu bảo tồn đã xảy ra 4 vụ đối tượng xâm nhập rừng trái phép dùng súng bắn trả kiểm lâm và 7 vụ chống người thi hành công vụ, hành hung gây thương tích cho lực lượng kiểm lâm.

Lực lượng chức năng VQG Cát Tiên tăng cường tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Phi.

Lực lượng chức năng VQG Cát Tiên tăng cường tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Phi.

Hầu hết các đối tượng “lâm tặc” đột nhập vào rừng trái phép không theo quy luật, giờ giấc cố định. Đối tượng thường sử dụng súng có tia hồng ngoại, ống giảm thanh để săn bắn thú rừng.

“Bọn họ manh động và hoạt động có tổ chức như: phân công người chèo xuồng, cử người cảnh giới báo tin và người dùng hung khí chống trả lại kiểm lâm khi bị phát hiện”, ông Long bộc bạch.

Khó khăn nữa, hiện Khu bảo tồn đang thực hiện việc chuyển đổi từ lực lượng kiểm lâm sang lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ quy định về việc chuyển lực lượng kiểm lâm ở các VQG và khu bảo tồn thành lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng).

Điều này đã gây tác động đến tâm lý, tư tưởng của lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp giữ rừng. Bởi lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không được sử dụng vũ khí quân dụng (các loại súng: AK, K59, K54…) như kiểm lâm, mà chỉ được sử dụng công cụ hỗ trợ (roi điện, dùi cui…) và sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe khi thực hiện nhiệm vụ trong rừng. Đặc biệt, công tác canh phục đêm thường phải trực tiếp đối mặt với các đối tượng săn bắn động vật rừng rất nguy hiểm, manh động, có sử dụng vũ khí tấn công chống đối lực lượng làm nhiệm vụ.

Tuy phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng lực lượng kiểm lâm luôn được lãnh đạo Khu bảo tồn thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, động viên đối. Đồng thời, đơn vị đã trích từ nguồn tiết kiệm chi tiêu nội bộ để hỗ trợ thêm cho anh em vì mức lương quá thấp. Hiện đơn vị đang cố gắng kiếm thêm nguồn hỗ trợ khác nhằm giúp những người làm công tác giữ rừng yên tâm làm nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Khu bảo tồn sẽ bổ sung các quy chế phối hợp giữa đơn vị đã ký kết với chính quyền địa phương, công an, quân đội và lực lượng kiểm lâm vùng giáp ranh để thực hiện tốt hơn nữa công tác truy quét, bảo vệ rừng; tăng cường tuần tra ban đêm nhằm xử lý kịp thời các vi phạm, đặc biệt là hành vi sử dụng súng để săn bắn động vật rừng.

“Dù khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm bám giữ rừng. Theo đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương “bảo vệ rừng tận gốc” thông qua xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, thay đổi giờ giấc, hình thức tuần tra linh hoạt nhằm kịp thời phát hiện ngay các vụ vi phạm từ lúc mới xảy ra và ngăn chặn có hiệu quả.

Bên cạnh đó, hiện đã vào mùa khô, xác định công tác phòng cháy chữa cháy rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, VQG Cát Tiên đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các phương án đã được phê duyệt”, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

VQG Cát Tiên đã được hiện đại hóa trang thiết bị giám sát rừng nhằm nắm bắt thông tin nhanh, trên phạm vi rộng. Ảnh: Trần Phi.

VQG Cát Tiên đã được hiện đại hóa trang thiết bị giám sát rừng nhằm nắm bắt thông tin nhanh, trên phạm vi rộng. Ảnh: Trần Phi.

Ông Phạm Xuân Thịnh - Giám đốc VQG Cát Tiên cho biết thêm, khác với các VQG như Cúc Phương, Bạch Mã, Ngọc Linh... VQG Cát Tiên được bao bọc bởi con sông Đồng Nai, địa hình chủ yếu là rừng núi, khung cảnh thiên nhiên Cát Tiên rất đa dạng: có đồi, có bãi ven sông, có các trảng cỏ rộng lớn và cả những dòng chảy khá dốc.

Năm 2023 lực lượng kiểm lâm của rừng đã gỡ khoảng 4.000 bẫy thú. Trong bối cảnh tội phạm xâm hại rừng ngày càng tinh vi và manh động, công tác kiểm lâm tại VQG Cát Tiên đã được hiện đại hóa nhằm nắm bắt thông tin nhanh, trên phạm vi rộng. Hiện, VQG đã sử dụng flycam, post cam, smart mobile… phục vụ công tác tuần tra và ống nhòm trong các địa hình thuận lợi quan sát. Còn với địa hình khó thì vẫn phải áp dụng phương thức tuần tra thủ công và từng bước hiện đại hóa trang thiết bị.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm