| Hotline: 0983.970.780

Liên tiếp phá kỷ lục, Hà Nội tiêm gần 574.000 mũi vacxin Covid-19 một ngày

Chủ Nhật 12/09/2021 , 20:31 (GMT+7)

Chỉ trong ngày 12/9 toàn thành phố Hà Nội đã tiêm được 573.829 mũi vacxin Covid-19. Đây là kỷ lục mới được ngành Y tế Thủ đô xác lập.

Hà Nội đã tiêm gần 4,5 triệu mũi vacxin Covid-19

Theo Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Hà Nội, số ca mắc công bố ngày 12/9 (từ 18h00 ngày 11/9 đến 18h00 ngày 12/9) là 20 ca, trong đó 4 ca tại cộng đồng, 16 ca trong khu cách ly, phong tỏa.

Người dân Thủ đô xếp hàng chờ tiêm tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh: Đinh Tùng.

Người dân Thủ đô xếp hàng chờ tiêm tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh: Đinh Tùng.

Tính tổng số mắc trên địa bàn thành phố trong đợt dịch thứ tư từ ngày 29/4 đến nay là 3.780 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.185 ca.

Có 2.313 bệnh nhân đã được điều trị khỏi, hiện còn 1.108 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế.

Cũng ttrong ngày 12/9, toàn thành phố đã lấy 759.789 mẫu, trong đó có 505.542 mẫu gộp xét nghiệm PCR và 245.247 mẫu test nhanh kháng nguyên.

Như vậy, tổng số mẫu được lấy từ ngày 9/9 đến nay là 2.046.779 mẫu, gồm 1.468.654 mẫu gộp xét nghiệm PCR, trong đó 334.853 mẫu âm tính và 10 mẫu dương tính, số mẫu còn lại đang chờ kết quả; số mẫu test nhanh kháng nguyên là 578.125 mẫu, trong đó có 572.526 mẫu âm tính và 33 mẫu dương tính.

Về công tác tiêm vacxin phòng Covid-19, trong ngày 12/9 toàn thành phố đã tiêm được 573.829 mũi. Như vậy, cộng dồn tới 18h00 ngày 12/9/2021, toàn thành phố Hà Nội đã tiêm vacxin Covid-19 cho các đối tượng trong thuốc Nghị quyết 21 của Chính phủ và Phương án 170 của UBND thành phố Hà Nội 4.480.426 mũi tiêm, sử dụng 4.088.460 liều vacxin/4.591.476 liều vacxin được cấp, đạt tiến độ 89%.

Đối với các hoạt động sản xuất hàng hoá, đến ngày hôm nay, toàn thành phố đã thu hoạch hơn 1.400ha lúa. Diện tích thu hoạch rau, củ, quả: 223,1/7.868ha, sản lượng 1.190,6 tấn.

Diện tích gieo trồng rau, màu tương đối ổn định tại các vùng sản xuất. Nông dân bắt đầu triển khai gieo trồng cây vụ đông sớm như khoai tây, ngô, đậu tương, su hào, súp lơ… Không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc.

Kiểm tra xử lý vi phạm 216 vụ

Đối với công tác xử lý vi phạm theo quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thủ đô, từ 15h ngày 11/9/2021 đến 15h ngày 12/9/2021 là 216 vụ, vụ với số tiền 332.500.000 đồng.

Trong đó, ra ngoài khi không thực sự cần thiết (201 vụ); không đeo khẩu trang nơi công cộng (12 vụ); không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19 và hành vi khác (03 vụ).

23 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào Thành phố đã kiểm soát gần 11.000 lượt phương tiện. 12 tổ Cơ động mạnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các vi phạm pháp luật khác, đã kiểm soát 12.565 lượt người, trong đó phát hiện, xử lý vi phạm hành chính 91 trường hợp với 143.000.000 đồng.

Đáng chú ý, hồi 21h30’ ngày 11/9/2021, tại điểm tiêm vacxin phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (Trường Tiểu học xã Hòa Chính, Chương Mỹ), T.X.H (SN 1975; HKTT: Thôn Lưu Xá, xã Hòa Chính, Chương Mỹ) có hành vi lăng mạ, xúc phạm các lực lượng làm nhiệm vụ. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Chương Mỹ xác minh, lập hồ sơ xử lý theo quy định.

Bí thư Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm lãnh đạo phường Trung Văn

Ngày 12/9, sau khi kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về tình trạng chen lấn, tập trung đông người tại Trường Tiểu học Trung Văn (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) xảy ra ngày 11/9, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Ban Thường vụ Quận ủy Nam Từ Liêm, trực tiếp là Bí thư Quận ủy kiểm tra làm rõ trách nhiệm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền phường trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và để xảy ra việc mất an toàn nêu trên. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đồng thời nhắc nhở toàn hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở, yêu cầu cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tổ chức tiêm chủng bảo đảm tuyệt đối an toàn; có giải pháp giải toả ngay khi phát sinh hiện tượng tập trung đông người tại các điểm tiêm chủng.

Các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phường, xã, thị trấn phối hợp với các lực lượng Công an, quân đội lên kế hoạch, kịch bản cho từng địa điểm tiêm chủng bảo đảm giãn cách và an toàn, không để xảy ra tình trạng nêu trên, làm ảnh hưởng đến thành quả chống dịch chung của địa phương và thành phố. 

Trước đó, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhiều lần lưu ý, Chủ tịch UBND thành phố có văn bản nhắc nhở cấp ủy, chính quyền các địa phương phối hợp tổ chức tiêm chủng với tinh thần: Nơi nào để xảy ra tình trạng tụ tập, vi phạm giãn cách với bất kỳ lý do nào đều sẽ xử lý nghiêm khắc trách nhiệm người đứng đầu.

Trước đó, ngày 30/7/2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đã có Chỉ thị số 05-CT/TU về “Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19”, trong đó nêu rõ yêu cầu tăng cường trách nhiệm tập thể cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch; coi hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 làm căn cứ đánh giá cán bộ, xếp loại thi đua; kịp thời biểu dương, khen thưởng nơi làm tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình, kỷ luật nghiêm nơi làm chưa tốt.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm