| Hotline: 0983.970.780

Lộ diện trọng tài trận tuyển nữ Việt Nam gặp Bồ Đào Nha

Thứ Tư 26/07/2023 , 16:39 (GMT+7)

Trọng tài Salima Mukansanga sẽ là người cầm còi chính trong trận đấu quan trọng thứ 2 của tuyển nữ Việt Nam trước đối thủ Bồ Đào Nha.

Trọng tài Salima Mukansanga điều khiển trận thứ 2 của tuyển nữ Việt Nam. Ảnh: Goal.

Trọng tài Salima Mukansanga điều khiển trận thứ 2 của tuyển nữ Việt Nam. Ảnh: Goal.

Trận đấu đáng chú ý giữa đội tuyển nữ Việt Nam và tuyển nữ Bồ Đào Nha sẽ được cầm cân nảy mực bởi trọng tài gốc Phi, bà Salima Mukansanga (quốc tịch Rwanda).

Hỗ trợ trọng tài chính Mukansanga là các trợ lý: Hai trọng tài biên Queency Victoire (quốc tịch Mauritius), Mary Njoroge (quốc tịch Kenya) và trọng tài bàn Anahi Fernandez (quốc tịch Uruguay).

Đáng chú ý, đến thời điểm ngày 26/7, FIFA vẫn chưa công bố những người sẽ điều khiển công nghệ VAR trong trận đấu này. 

Trọng tài chính, bà Salima Mukansanga đã có kinh nghiệm hơn 10 năm là trọng tài của FIFA. Bà từng cầm coi tại World Cup 2019. 

Tại giải vô địch các quốc gia châu Phi (CAN 2022), giải đấu được coi là quan trọng nhất của môn bóng đá tại lục địa đen, bà cũng có kinh nghiệm cầm còi và là nữ trọng tài đầu tiên làm nhiệm vụ tại giải này. 

Đáng chú ý hơn, tại World Cup 2022, bà Mukansanga là 1 trong 3 trọng tài nữ được đảm nhận công tác trọng tài, bên cạnh các trọng tài Stephanie Frappart (quốc tịch Pháp) và Yoshimi Yamashita (quốc tịch Nhật Bản).

Trận đấu giữa tuyển nữ Việt Nam và tuyển nữ Bồ Đào Nha là màn so tài của 2 đội bóng xếp cuối bảng khi 2 đội cùng thua sau lượt đầu tiên. Đội không thắng trong trận này nhiều khả năng sẽ phải sớm chia tay World Cup nữ 2023. 

>>> Xem thêm: Tuyển Bồ Đào Nha mất trụ cột trước trận gặp Việt Nam?

Xem thêm
Trao tặng tủ sách tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Sáng 12/5, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và gặp gỡ bà con kiều bào.

Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm