| Hotline: 0983.970.780

Lo ngại dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới: Bộ Y tế thành lập đội phản ứng nhanh

Thứ Hai 20/01/2020 , 16:55 (GMT+7)

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV).

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm (Ảnh minh họa).

Để chủ động trong công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị dịch bệnh này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cùng Hội đồng chuyên môn xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCoV ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác đáp ứng của các cơ sở y tế về phòng chống các bệnh viêm phổi cấp do nCoV.

Cục đã có có công văn khẩn số 62/KCB-NV gửi các Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch viêm phổi cấp do nCoV.

Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, tính đến ngày 13/01/2020 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc-Trung Quốc đã ghi nhận 59 trường hợp mắc, 07 trường hợp nặng, 01 trường hợp tử vong, 02 trường hợp đã hồi phục hoàn toàn, các bệnh nhân khác trong tình trạng ổn định và chưa ghi nhận trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người.

Ngày 09/01/2020, Trung Quốc đã xác định được chủng virus mới thuộc họ Corona, đã có 41 trường hợp xét nghiệm dương tính với nCoV (bao gồm cả trường hợp tử vong). Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch.

Để chủ động phát hiện sớm, cách ly, điều trị và ngăn chặn bệnh dịch lan rộng, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ ngành thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc khẩn trương thực hiện:

- Tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh: Người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) phải được phân luồng và khám, tư vấn tại buồng khám riêng biệt, khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày, nếu thấy nghi ngờ trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho Y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.

- Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn và giọt bắn cho nhân viên y tế có tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường quy…

- Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền. Rà soát lại các phương tiện máy thở, Monitor theo dõi người bệnh, vật tư thiết bị y tế và phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh.

- Thực hiện tốt theo quy định việc thu dung, cách ly, điều trị các ca bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Thực hiện đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCoV ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thành lập đội phản ứng nhanh nội viện, ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới. Thiết lập “đường dây điện thoại nóng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do nCoV.

- Phối hợp chặt chẽ giữa công tác điều trị và công tác dự phòng, nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện xử lý kịp thời dịch bệnh.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm