| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 02/03/2010 , 10:05 (GMT+7)

10:05 - 02/03/2010

Lo nhiều hơn mừng!

Trong tháng 2/2010, kim ngạch XK các mặt hàng NLTS đạt tới trên 2,8 tỉ USD, tăng 24,66% so với cùng kì năm trước, trong đó nhiều mặt hàng NLTS tăng cả về lượng lẫn giá. Quả là một tin không thể vui hơn với ngành nông nghiệp, đặc biệt là nông dân đầu xuân Canh Dần.

Vậy nhưng, cũng vào những ngày đầu xuân này, kim ngạch NK vật tư nông nghiệp lại tăng một cách khủng khiếp. Trên 500 nghìn tấn phân bón các loại đã được NK vào Việt Nam với kim ngạch lên tới 147 triệu USD, đưa tổng kim ngạch NK phân bón 2 tháng đầu năm 2010 lên 1,01 triệu tấn, tăng tới trên 76% về lượng so với cùng kì. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu làm thuốc trừ sâu 2 tháng đầu năm NK đạt 111 triệu USD, tăng tới 121% so với cùng kì năm ngoái. TĂCN và nguyên liệu TĂCN nhập về trong tháng 2 đạt 145 triệu USD, 2 tháng đầu năm đạt 294 triệu USD tăng tới 98,61%. NK gỗ tăng trên 100%, NK sữa cũng tăng tới 2 lần so với cùng kì.

NK vật tư tăng mạnh, nông dân có thể vui vì nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, theo tư duy và cách nghĩ của nông dân (và thực tế nhiều năm vẫn diễn ra như vậy) chắc chắn giá vật tư bán trên thị trường sẽ tăng, một phần do giá NK vào tăng và một phần do tỷ giá USD tăng nên các DN có cớ trong việc tăng giá.

Trong khi đó, các nhà phân tích giá cả thị trường lại lo ngại hơn: NK vật tư nông nghiệp một cách ồ ạt như hiện nay với giá cao hơn so với cùng kì năm ngoái sẽ rất dễ dẫn đến biến động về giá. Đó là chưa kể một số mặt hàng thiết yếu của cuộc sống như điện, nước…tăng giá chắc chắn các mặt hàng khác, trong đó có vật tư nông nghiệp sẽ tăng giá theo, tạo nên hội chứng tăng giá.

Còn dưới góc độ kinh tế vĩ mô, điều này còn nghiêm trọng hơn, nếu cứ đà NK như hiện nay, thì việc cố gắng XK NLTS bao nhiêu sẽ bị NK “tiêu” hết. Nhập siêu nằm chính ở chỗ này. Chúng ta xuất 1 nhưng nhập về 2 thì bao giờ mới ngăn chặn được nhập siêu?

Dẫu biết rằng NK các vật tư nông nghiệp thiết yếu đầu vào cho SX là cần thiết nhưng nhập ồ ạt là đáng báo động. Nó tiềm ẩn nguy cơ biến nước ta thành nền nông nghiệp gia công cho thế giới bằng cách chuyên nhập các thứ độc hại về (phân bón, thuốc sâu...) rồi SX ra sản phẩm sạch (gạo, tôm cá...) bán cho thế giới. Cuối cùng suy thoái môi trường, ô nhiễm dân ta gánh hết...

Ở đây đặt ra một câu hỏi lớn là, thế các DN sản xuất trong nước đang ở đâu? Đóng vai trò gì trong cán cân XNK? 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm